- Cấu trúc
màng tế bào
- Lipid màng
-
Là lớp lipid kép cấu tạo bởi phospholipid và
cholesterol . Mỗi loại đều có 1 đầu ưa nước và 1 đầu kị nước . Đầu ưa nước quay
ra ngoài hoặc vào trong tế bào để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc tế bào
chất, còn đầu kị nước thì quay vào giữa . Tính chất giấu đầu kị nước này làm
cho màng có xu hướng kết dính các phân tử lipid lại để đầu kị nước ko tiếp xúc
với nước , và lớp phân tử kép lipid khép kín lại tạo 1 cái túi kín . Nhờ tính
chất này mà lớp kép lipid có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh khi bị mở
ra hoặc tiếp thu 1 bộ phận lipid mới vào màng
-
Phospholipid (55% lipid màng , thành phần của đa số màng hầu như
là 1 phospholipid liên kết với 1 lượng nhỏ các lipid trung tính và glycolipid )
. Phospholipid có đặc điểm
o
Ít tan trong nước
, gồm nhiều loại , 4 loại chính là : phosphatidyl choline, sphingomyelin
, phosphatidyl ethanolamine , phosphatidyl serien . Ngoài ra có ít phosphatidyl
inositol
o
Các loại phân tử này xếp xen kẽ nhau , mỗi phân tử có
thể quay quanh trục của nó và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh cùng 1 lớp phân
tử theo chiều ngang . Sự đổi chỗ này là thường xuyên=> tạo tính lỏng linh
động của màng . Còn nếu muốn đổi chỗ
theo chiều dọc , chúng cần cho đầu ưa
nước vượt qua lớp tiếp giáp kị nước giữa 2 lớp màng nên cần can thiệp
của protein màng
o
2 lớp màng thường chứa các lipid khác nhau
o
Chức năng : v/chuyển thụ động vật chất qua màng , làm
cơ sở để dung nạp các protein màng& các nhánh carbohydrat trên bề mặt màng
làm nó có thêm nhiều c/năng đặc hiệu
-
Cholesterol ( 25-30% lipid màng ) :
o
Là 1 lipid steroid trung tính, nằm xen kẽ các
phospholipid và rải rác trogn 2 lớp lipid của màng . Màng tế bào là loại màng
có tỉ lệ cholesterol cao nhất , đặc biệt là màng tế bào gan có tới 40%
cholesterol
-
Thành phần còn lại của màng là glycolipid (18%
) và acid béo (2%)
- Protein màng
-
Đảm nhiệm phần lớn các chức năng đặc hiệu của màng ,
đã phát hiện trên 50 loại protein màng . tỉ lệ P/L xấp xỉ 1 ở màng HC . Chia 2
loại : protein xuyên màng và protein ngoại vi
-
Protein xuyên màng (70% protein màng )
o
Phân tử có 1 phần nằm xuyên suốt màng lipid và 2 phần
đầu thò ra 2 phía của màng
o
Phần xuyên màng là phần kị nước ,có thể xuyên màng 1
hay nhiều lần , có thể 6,7 lần . Phần thò ra 2 phía màng là phần ưa nước ,ở đây
nhiều loại protein có nhóm COO- mang điện (-) -> đẩy nhau làm các phân tử
protein tuy di động nhưng phân bố đều trong toàn bộ màng ( tính chất này thay
đổi khi pH thay đổi ). Protein xuyên màng cũng có thể di động kiểu tịnh tiến
trong màng lipid
o
Glycophorin : phần xuyên màng ngắn, đầu thò ra ngoài màng có những nhánh
oligosac và polysac -> tạo nên phần lớn carbohydrat bề mặt tế bào . Đầu thò
vào tế bào chất có đuôi carboxyl , có thể tham gia vào việc liên kết với các
protein khác trong màng .
o
Protein band3: xuyên màng tới 6 lần , phần thò ra ngoài màng liên kết với các
oligosac . Phần xuyên màng phụ trách vận chuyển 1 số anion qua màng . Phần thò
vào tế bào chất gồm 2 vùng : vùng gắn với ankyrin (1 protein thành viên của hệ
protein lát trong màng ) và vùng gắn với các enzym phân li glucose và gắn với hemoglobin . Khi
làm việc vận chuyển anion , band3 đóng vai trò độc lập , khi gắn với ankyrin để níu hệ lưới protein vào
lipid màng thì band3 đứng sóng đôi :2 band3 kết hợp với 2 ankyrin
-
Protein ngoại vi (30% protein màng )
o
Ở mặt ngoài or trong tế bào ,liên kết với đầu thò ra 2
bên màng của protein xuyên màng = lực tĩnh điện hay bằng các liên kết kị nước
(gọi là hấp phụ , ko phải là lk đồng hóa trị)
o
VD: mặt trong HC có 4 loại protein ngoại vi là actin ,
spectrin , ankyrin và band 4.1 -> chúng tạo thành mạng lưới protein lát
trong màng HC đảm bảo tính bền vững và hình lõm 2 mặt của HC
o
fibronectin là protein ngoại vi bám ở mặt ngoài màng ,
tác dụng bám dính của tế bào. Tế bào K có tiết protein này nhưng ko giữ được
nó->mất khả năng bám dính , tạo đk di căn xa
- Carbonhydrat màng
-
Dưới dạng oligosac gắn vào đầu ưa nước thò ra ngoài
màng của protein màng , và cũng gắn vào đầu ưa nước của khoảng 1/10 các phân tử
lipid màng . Sự liên kết này gọi là glysosyl hóa , tạo ra glycoprotein và
glycolipid
-
Các chuỗi cacbohydrat rất quan trọng đối với sự gấp protein để tạo thành cấu trúc
bậc 3, làm protein bền và có tính chính xác trong TB nhưng ko có vai trò trg
chức năng xúc tác of protein
-
Các phân tử glycoprotein đều mang điện âm(vì phần acid
syalic của protein mang điện (-)) nên đẩy nhau làm chúng không bị hòa nhập với
nhau.Glycolipid cũng vậy, có phần carbonhydrat quay ra phía ngoài tế bào liên
kết với acid gangliosid cũng mang điện(-) => góp phần cùng glycoprotein làm mặt ngoài của hầu hết tế bào có điện
tích(-)
=> Chức năng carbonhydrat màng :
o
Tạo lớp áo tế bào: do sự glycosyl hóa tạo nên các phân
tử glycoprotein , glycolipid. Lớp áo tế bào của màng sinh chất có chức năng bảo
vệ, tạo điện âm ở bề mặt màng tế bào, tham gia trao đổi chất.
o
Liên qua đến vấn đề miễn dịch đặc trưng cho từng mô,
kháng nguyên qui định nhóm máu , kháng nguyên bạch cầu người HLA
o
Từng vùng , từng điểm , thành phần và cấu trúc rất
nhau tạo các trung tâm,các
ổ
nhau phụ trách các
chức năng
nhau như nhận diện KN,
đề kháng, truyền tin, vận tải.



- Sự hình
thành màng tế bào
-
Màng chỉ được sinh ra từ màng
-
Màng TB nhân lên mạnh nhất trước lúc phân bào , khi
TBC x2 thì màng cũng x2 .
-
Bào quan tổng hợp màng mới là lưới nội sinh chất có
hạt : lipid do màng lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp , protein màng do các
ribosom tự do trong TBC và ribosom bám trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp
, carbohydrat lấy từ TBC và do các túi Golgi cung cấp thông qua các túi tiết và
túi thải chất cặn bã
-
Màng TB thường xuyên bị thu nhỏ lại vì lõm vào tạo các
túi tiết và túi thải .Để bù lại cũng có các túi tiết và túi thải khi đã đưa hết
nội dung ra ngoài rồi thì phần bỏ túi ở lại , hòa nhập vào màng tế bào 1 cách dễ dàng
- Chức năng
của màng tế bào
-
Bao bọc , ngăn cách tế bào với MT-> làm tế bào
thành 1 hệ thống riêng biệt
-
Thực hiện TĐC giữa tế bào và môi trường theo cơ chế
thụ động , chủ động , có chọn lọc
-
Sự trao đổi thông tin qua màng : màng TB phát đi và
thu nhận thông tin ( tín hiệu vật lí , hóa học ) nhờ các receptor để điều chỉnh
các hoạt động sống giữa các TB .
-
Xử lí thông tin : nhận diện tế bào quen , lạ , kẻ thù
để có phản ứng đúng . Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các TB, giữa TB với
cơ chất
-
Trên màng có các vị trí cho các phản ứng enzym
đặc hiệu , có các con đường chuyển hóa vật chất , có receptor , khi
receptor tiếp xúc với phần tử nào đó trên bề mặt TB thì gây biến đổi trong TB
-
Cố định các chất độc , dược liệu , virus , tạo sự đề
kháng của TB bằng các cấu trúc trên màng
-
Màng TB còn là nơi bám dính của các cấu trúc bên trong màng
nguồn Bác sĩ đa khoa