- Ribosom
- Cấu trúc của ribosom
-
Gồm 2 phân đơn vị , phân đơn vị nhỏ hình thuôn dài ,
cong , úp lên phân đơn vị lớn ; phân đơn vị lớn có 3 mấu thò lên ôm lấy phân
đơn vị nhỏ
-
Prokaryota (70S= 30S+50S) , Eukaryota (80S=
40S+60S)(S: độ lắng)
- Thành phần hóa học của ribosom
-
Mỗi đơn vị cấu tạo bởi rARN và protein . rARN cũng
phân biệt bằng đơn vị lắng, còn protein thì đặt tên là S và L kèm theo chỉ số
-
ở Prokaryota :
o
phân đơn vị nhỏ có rARN 16S + 21 phân tử protein từ S1
đến S21
o
phân đơn vị lớn có 2 rARN (5S+23S) + 34 protein từ L1
đến L34
-
Eukaryota
o
Phân đơn vị nhỏ có rARN 18S + 33 protein S1 đến S33
o
Phân đơn vị lớn có 2 rARN (5S+28S) liên kết với 5,8 S
và 49 protein L1-> L49
-
Ti , lạp thể có ribosom riêng, kích thước nhỏ hơn
- Chức năng
- Là nơi tổng
hợp protein của tế bào
- Dạng tồn tại
-
Ribosom có thể tồn tại dưới dạng phân đơn vị . Ở 1 số SV , các phân đơn vị chỉ hợp lại khi tổng hợp protein . Các
phân đơn vị được lập tại hạch nhân trong nhân tế bào
-
Có 2 dạng chính :
o
Ribosom tự do : là nơi sản xuất chủ yếu các protein thuộc bộ xương
tế bào , các protein thêm vào cho ty thể và cho peroxysom như catalase . Các
protein này đều có 1 chuỗi ngắn acid amin làm tín hiệu dẫn đường đến nơi giao
nhận
o
Ribosom bám vào lưới NSC và màng nhân : chuyên
là nơi tổng hợp protein tiết nói chung , cần bảo quản ngay sau khi tổng hợp và
được giao nhận trong các túi vận tải . Phân đơn vị lớn của ribosom gắn vào 1
điểm trên màng lưới NSC hoặc màng nhân , điểm này là ribophorin giống như 1
receptor trên màng . Khi ko TH protein thì ribosom vẫn tự do , chuỗi acid amin
đầu tiên chính là tín hiệu đưa ribosom vào vị trí tiếp nhận
o
Ribosom tự do và ribosom bám vào lưới giống nhau về
cấu trúc protein và rARN , gọi là tự do nhưng thấy chúng bám vào các bộ xương
tế bào
-
Polysom là nhiều ribosom đồng thời làm việc trên 1 mARN->
TH nhiều chuỗi pp giống nhau
- Lưới nội
sinh chất có hạt
- Cấu trúc
-
Là 1 hệ thống lan tỏa toàn bộ TBC , gồm các chồng
túi dẹt xếp // và ống nhỏ giới hạn bởi 1 lớp màng sinh chất nội bào , tạo thành
1 khoảng ko gian riêng, cách biệt với TBC . Khoảng ko gian này thông với khoảng
quanh nhân và khoảng gian bào
-
Màng lưới có hạt cũng là màng sinh chất , có
đặc điểm
o
Tỉ lệ P/L cao hơn màng tế bào , > 1, gần =2 tùy tế
bào
o
Linh động hơn màng tế bào vì tỉ lệ cholesterol thấp
(6% lipid )
o
phosphatidyl cholin chiếm ưu thế (55%lipid)
o
Có nhiều protein enzym
như: G-6-phosphatase , nucleotid phosphatase
o
Có những chuỗi vận chuyển e- tham gia thủy phân nhiều
cơ chất
-
Có những ribosom bám mặt ngoài tương đối cố định , but ribosom này có thể rời ra . Ở TB có tổng hợp protein tiết mạnh
thì lưới có hạt phát triển ribosom bám nhiều . Phân đơn vị lớn của ribosom bám
vào ribophorin trên màng lưới = lực liên kết ion + lực của chuỗi pp mới sinh ra
. Ribophorin cũng liên quan đến việc tiếp nhận protein tiết đưa vào lòng lưới .
TH ko có permease thì sợi protein tự luồn qua màng lưới nhờ tín hiệu dẫn đường
-
Với 1 số protein , như globulin , ribosom chỉ
đến phức hợp tiếp nhận khi sự tổng hợp protein đã bắt đầu , do chuỗi acid
amin mới sinh của sợi peptid tự làm tín
hiệu dẫn đường đưa ribosom đang tự do đến lưới . Sợi peptid mới sinh luồn qua phân
đơn vị lớn của ribosom rồi luồn qua màng đi vào lòng lưới . Tín hiệu dẫn đường
bị thủy phân giáng cấp khi peptid đi vào lòng lưới, hoặc tiếp tục tồn tại để
làm tín hiệu dẫn đường khi protein tiết ra khỏi lưới , bọc trong túi vận tải
đến nơi tiếp nhận . Protein có thể là chất tiết thật, có thể là protein màng
các loại , protein thủy phân acid của tiêu thể , 1 số glycoprotein khác …
-
Protein vào lưới có hạt là các oligome chứa
khoảng 3 đơn phân , gồm các chuỗi pp nối với nhau ,ban đầu thì độc lập sau gấp khúc
lại -> Nếu gấp khúc nghiêm chỉnh sẽ được xuất khỏi lưới về nơi tiếp nhận
(chủ yếu là bộ golgi ), nếu ko sẽ bị giữ
lại , tích tụ trong lưới hoặc bị giáng cấp . Các protein riêng của lưới thì
được giữ lại 1 cách chọn lọc
- Chức năng
-
Bảo quản , tiếp nhận , chế biến , bao gói và gửi đi các protein : đầu tiên là glycosyl hóa protein . Sự glycosyl hóa bước 1 này làm
protein hoạt động hơn => tham gia cùng chuỗi acid amin đầu tiên làm tín hiệu
dẫn đường đi tìm địa chỉ giao nhận . Sau đó protein được dồn về bờ mép của túi
lưới, vào các ống nhỏ tận cùng bởi các túi nhỏ -> đứt ra thành túi vận tải (
vẫn mang tín hiệu dẫn đường ) gọi là thể đệm . Các thể đậm đến nơi giao nhận
chính xác, trong đó có màng tế bào . Protein có thể đổ ra ngoài màng TB dưới
dạng chất tiết
-
Tổng hợp phospholipid , cholesterol : dùng
tạo màng tế bào khi phân bào , cholesterol còn cung cấp cho lưới nhẵn làm
nguyên liệu tổng hợp chất khác . Protein cho màng mới do ribosom tự do và
ribosom bám trên lưới có hạt tổng hợp
-
Sự liên hệ với khoảng gian bào có ý nghĩa giao lưu, còn sự liên
hệ với khoảng quanh nhân còn để cung cấp bổ sung cho nhau các sản phẩm tổng hợp
- Lưới nội
sinh chất nhẵn
- Cấu trúc
-
Là 1 hệ thống ống lớn nhỏ ,chia nhánh , thông nhau và thông
với lưới có hạt . Trong TB có nhiều hệ thỗng lưới nhẵn nằm xen kẽ có hạt
-
Màng của lưới là màng sinh chất nội bào : tỉ lệ P/L như lưới có hạt
, cholesterol 10% lipid , phosphatidyl
cholin cũng chiếm 55% lipid . Màng lưới và trong lòng lưới chứa nhiều
enzym chuyên nối dài hoặc bão hòa các
acid béo => hệ lưới nhẵn phát triển ở tuyến bã, tế bào xốp ..
-
Tỉ lệ 2 loại lưới : ở TB chuyên tiết protein
như tụy thì hầu như chỉ có lưới có hạt , cơ hầu như lưới nhẵn , gan 2 loại lưới
tỉ lệ ngang nhau
- Chức năng
-
Tổng hợp và chuyển hóa acid béo , phospholipid , tổng hợp
lipid cho các lipoprotein nhờ các enzym
trên màng lưới nhẵn
-
Ở tinh hoàn , lưới nhẵn tổng hợp hormon steroid từ cholesterol
-
Giải độc : chất độc đi vào lưới nhẵn được các enzym xúc tác chuyển từ chất ko tan thành tan trong
nước , thải qua nước tiểu . Khi chất độc nhiều thì lưới nhẵn tăng , tiêu độc
xong thì phần còn thừa sẽ giải thể theo con đường tiêu hóa trong tiêu thể
- Bộ Golgi
- Cấu trúc
-
Thuộc hệ thống lưới nội bào có cấu trúc và
chức năng khá phức tạp 0
-
Có dạng 1chồng túi hình chỏm cầu xếp // -> tạo hệ thống
túi dẹt(dictiosom) nằm gần nhân TB
-
Mỗi túi dẹt có hình 1 lưỡi liềm , bờ mép túi trong thì lõm, ngoài
thì lồi . Túi và màng túi đều mỏng hơn của hệ lưới NSC , chiều dày 150 A , đk
giữa 2 mép túi là 0,5-1 μm
-
Các túi dẹt càng về phía trans (đầu ra)càng có các túi
phình ở các bờ mép . Các túi dẹt từ phía cis (phía nhận sản phẩm đầu tiên từ
lưới có hạt –đầu vào) có liên hệ với nhau : đường liên hệ là các kênh nhỏ hoặc
có thể các túi cầu tạo ra từ các túi dẹt ngoài hòa vào túi dẹt trong kế bên
-
Các túi cầu tách ra từ lớp túi dẹt chứa sản phẩm tiết , vận
chuyển và giao sản phẩm đến nơi nhận gọi là túi cầu golgi
-
Bộ golgi của 1 TB có thể gồm 1 hoặc nhiều hệ thống dictiosom .
Các dictiosom gần nhau liên hệ bằng các kênh nhỏ nối liền với màng túi phía cis
- Sự phân cực và thành phần hóa học
-
Màng của các túi dẹt cấu tạo hóa học
ko giống nhau :phía cis màng mỏng cấu tạo giống màng lưới có hạt , P/L xấp xỉ
2. Đi từ cis đến trans , tỉ lệ P/L giảm . Đến túi cuối cùng phía trans có tỉ lệ
P/L gần giống của màng TB và chiều dày cũng lớn hơn , tỉ lệ cholesterol cao hơn
.
-
Nội dung về enzym trong các túi dẹt khác
nhau,receptor mặt trong màng túi khác nhau
-
Hầu hết các túi dẹt đều có chỗ phình ra ở mép chứ ko
chỉ các túi phía trans
-
Thể đậm từ lưới có hạt mang protein
đến đổ vào dictiosom , protein được vận chuyển dần về phía trans . Khi vào bộ
golgi , chúng được liên kết thêm các chất, gọi là thuần thục hóa nhằm tăng tính
đặc hiệu cho từng loại protein trong đó quan trọng nhất là tín hiệu dẫn đường
và nhận diện địa chỉ giao nhận . Sự liên kết thêm có thể là glycosyl hóa,
sunfat hóa , thêm acid béo …
-
Sau khi thuần thục hóa , các chất liên
kết tạm thời với các receptor trên màng trong túi dẹt để tạo túi cầu chứa chất
tiết khác nhau . Các túi cầu golgi chứa chất tiết khác nhau , receptor khác
nhau , màng cũng khác nhau được chuyển từ miền cis đến miền trans , sản phẩm ở
miền trans là các túi tạo nên tiêu thể , các túi tạo màng TB , các túi tiết
cũng góp phần tạo màng TB
-
Tất cả các tính chất: sai khác về hình thái, thành
phần hóa học , hướng di chuyển vật chất qua dictiosom ,chức năng khác nhau của
các túi dẹt từ cis->trans gọi là sự
phân cực của bộ golgi.
- Sự hình thành
-
Từ nhiều nguồn :
o
lưới có hạt thường xuyên gửi đến golgi các thể đậm . Thể đậmhoặc
hòa nhập ngay vào túi dẹt phía cis hoặc nếu nhiều thì hòa nhập với nhau tạo túi dẹt mới chuyển dọc theo ống vi
thể tới ghép vào phía cis của golgi
o
Các túi dẹt của golgi có thể lớn lên
và tự chia đôi . Màng của golgi thường xuyên bị nhỏ đi do tạo các túi golgi và
được bù bằng thể đậm và các túi cầu từ màng nhân
- Chức năng
-
Phụ trách việc tiếp nhận các protein và
glycolipid, cả carbohydrat từ hệ lưới NSC tới, thuần thục hóa rồi bao gói , gửi
đến địa chỉ tiếp nhận (bào quan , ngoài tế bào ..) . Cụ thể là
-
Góp phần tạo nên các tiêu thể , glycosyl hóa
hầu như tất cả các glycoprotein của chất nhầy
-
Tạo thể đầu tinh trùng
-
Sự thuần thục hóa gồm : glycosyl hóa protein
và lipid, sulfat hóa glycoprotein , phosphoryl hóa , chuyển protein sang cấu trúc bậc 2,3 , gắn
thêm acid béo , polyme hóa các polysac…
-
Các chất tiết , độc dược sau khi được
golgi đưa ra khỏi tế bào = túi golgi có cấu tạo giống màng tế bào -> đến
màng , túi mở -> các chất tiết ra ngoài còn màng túi hòa vào màng tế bào ,
phía trong màng túi thành phía ngoài màng TB, các carbohydrat trong màng túi
trở thành lớp carbohydrat của áo tế bào
-
Bộ golgi là bào quan biệt hóa các loại màng TB: vì có khả năng tạo các túi golgi có cấu tạo màng khác nhau rồi các túi
đó hòa nhập với màng có cấu tạo tương ứng
- Tiêu thể
- Cấu trúc
-
Là 1 túi cầu nhỏ được bao bởi 1 lớp màng
sinh chất nội bào . Thành phần hóa học gần giống màng TB về tỉ lệ P/ L nói
chung , nhưng cholesterol chỉ = 1/2 màng TB. Đặc biệt màng tiêu thể có 1
protein màng chuyên để bơm cation H+ vào lòng tiêu thể để giữ cho pH trong tiêu
thể
4,8

-
Lòng tiêu thể chứa enzym thủy phân acid ( gọi là acid vì chúng làm
việc trong pH thấp ).Gồm:
o
Protease thủy phân protein , lipase thủy phân lipid,
glucosidase thủy phân glucid , nuclease thủy phân acid nu
o
Ngoài ra : phosphatase, phospholipase, sunfatase
-
Sự có mặt các enzym -> tiêu thể có khả năng tiêu hóa tất cả
mọi chất hữu cơ of tế bào để cho ra các đường đơn , acid amin, nucleotid . Các
sản phẩm này được protein có ở màng tiêu thể vận chuyển ra TBC
-
Các enzym thủy
phân có ích cho quá trình tiêu hóa nhưng nguy
hiểm cho TB nếu chúng được tự do . Màng tiêu thể đã gói chúng lại và ko
bị thủy phân kể cả khi enzym đã được
hoạt hóa có thể là vì:
o
Màng tiêu thể có tỉ lệ glycosyl hóa cao
o
Tính chất chỉ
hoạt động trong pH acid , tự nó cũng đã hạn chế khả năng thủy phân ko
đúng chỗ của nó , khi màng tiêu thể rách , enzym thoát ra ngoài TBC nhưng pH 7 khiến nó ko
hoạt động . Tuy nhiên khi có tác nhân kích thích hàng loạt , tiêu thể bị vỡ cùng
lúc sẽ gây tiêu bào . Cũng có sự tiêu bào sinh lí để thanh toán những mô đã
hoàn thành nhiệm vụ
- Sự hình thành và quá trình hoạt động
-
Enzym tiêu hóa được tổng hợp và đưa vào lòng lưới có hạt - > tại đây nó được glycosyl hóa tại đầu N rồi được đẩy tới rìa lưới có hạt để tạo
thành túi cầu chứa enzym ( thể đậm ) .
-
Thể đậm đến phía lồi của bộ Golgi , nhập vào túi dẹt
Golgi phía lồi , tại đây nó được phosphoryl
hóa , cụ thể là vài đường mannose của chuôi oligosac trên enzym được phosphoryl hóa và trở thành tín hiệu dẫn
đường cho túi cầu golgi . Nhờ có sự
phosphoryl hóa mà nó được các receptor mặt trong túi dẹt golgi tiếp nhận ->
túi golgi thắt lại tạo túi cầu golgi chứa enzym
-
Túi cầu golgi có tín hiệu dẫn đường đi đến thể nội bào muộn và trao enzym cho thể nội bào muộn . Do pH của thể nội bào
là acid nên lk phosphat bị cắt , lk enzym –receptor cũng đứt . receptor được
giải phóng vẫn gắn trên phần màng còn lại của túi cầu golgi -> quay về túi
det golgi
-
Quá trình nội thực bào đã tạo thể nội bào sớm . Sau
khi đưa 1 số chất đặc hiệu trở về màng tế bào , từ thể nội bào sớm tạo thể nội
bào muộn . Thể nội bào muộn kết hợp với túi cầu golgi tạo tiêu thể
-
Ngoài ra theo con đường tự thực bào hình
thành các thể tự thực bào chứa các
thành phần của tế bào cần thanh thải như ti thể, mảnh màng bào quan . Các thể
tự thực bào này kết hợp với tiêu thể hoặc thể nội bào muộn
-
Các chất tới lysosom còn theo con đường thực bào từ các túi
thực bào được hình thành theo con đường thực bào , chúng sẽ tới kết hợp với
tiêu thể
-
Tiêu thể gặp thể thực bào hoặc thể tự thực bào => trở thành tiêu thể dạng hoạt
động . Tại tiêu thể, enzym thủy phân
ở dạng tiền thân , khi pH thấp =>
thành enzym hoạt động
-
Sự tiêu hóa tạo các đường đơn , acid amin ,
nucleotid trao cho tế bào chất để tái tạo tế bào . Các chất cặn bã, chất độc
được đưa vào túi bài tiết để đưa ra khỏi TBC theo cơ chế ngược với sự nội thực
bào. Sự tiêu hóa các mảnh màng bị thanh thải được coi là sự làm trong sạch tế
bào
- Bệnh của tiêu thể :
-
Thiếu enzym
N-acetyl-b-hexosaminidase A làm cho
gangliosid tích tụ quá mức trong não gây rối loạn hệ thần kinh trung ướng -> chậm phát triển trí tuệ và
chết wor tuổi thứ 5 . Gọi là bệnh Tay-Sachs , di truyền gen lặn
- Ti thể
-
Là một bào quan có hình túi , tham gia vào hô hấp tế bào , có nhiều và rải
rác khắp tế bào chất, đặc biệt tập trung nhiều ở các tế bào hoạt động mạnh. VD :tế
bào gan : 1000-1500 ti thể.
a.
Cấu trúc và thành phần hóa
học của ti thể
-
Màng ngoài ti thể:
o
Là màng sinh
chất, tỉ lệ P/L bằng 1,cholesterol thấp hơn màng tế bào.
o
Cấu tạo có phức hợp protein làm nhiệm vụ vận tải đặc hiệu protein vào ti thể (
khi ở TBC chúng mang một chuỗi aa ở phía đầu N làm tín hiệu dẫn đường)
o
Sợi protein này hoặc nhờ tín hiệu dẫn đường trực tiếp đến màng ti thể trong hoặc
màng ngoài để tích hợp vào màng lipid kép rồi đi vào khoảng gian màng hoặc lòng
của ti thể, hoặc nhờ tín hệu dẫn đường nhưng phải qua ổ thu nhận đặc hiệu trên màng ti thể ngoài, khi tín hiệu dẫn
đường đã xong việc thì nó sẽ rời ra khỏi protein nhờ thủy phân , rồi giáng cấp
trong lòng ti thể.
-
Khoảng gian màng:
o
Xen kẽ giữa hai màng,môi trường gian màng tương tự và
cân bằng với TBC
o
Tại đây , chứa cytochrom c và b2 , cytochrom
peroxydase, các enzyme sử dụng ATP từ lòng ti thể đi ra để phosphoryl hóa các
nucleotide (trừ adenin)
-
Màng ty thể trong:
o
Có các nếp gấp là mào, làm tăng S màng trong(trừ 1 số
ít TH tạo hình ống xòe kín lòng ty thể )
o
Tỉ lệ P/L bằng 3, cholesterol =1/2 màng ti thể ngoài , chứa cardiolipin (1 phospholipid có khả năng chặn ion H⁺ lại)
o
Protein có 3 nhóm:
§ nhóm vận tải đặc hiệu các chất chuyển qua màng trong
§ phức hợp enzyme ATP synthetase để tổng hợp ATP
§ Nhóm thực hiện các phản ứng oxy hóa của chuỗi hô hấp
-
Lòng ti thể:
o
Chứa nhiều loại protein khác nhau, phần lớn là
enzyme-protein do ti thể tự tổng hợp nhờ AND của mình và protein từ tế bào chất
vào.
o
Gồm các enzyme : oxy hóa pyruvat, và các acid béo từ
tế bào chất vào thành acetyl CoA,các enzyme của chu trình Krebs, chuyển acid
citric thành CO2 và NADH. CO2 sẽ đi ra khỏi ti thể, còn NADH sẽ đến màn ti thể
trong để gặp chuỗi hô hấp.
b.
Chức năng của ti thể:
-
Hô hấp tế bào là hô hấp ái khí nghĩa là cần có 02, gồm 2 giai đoạn phân ly glucose thực hiện trong tế
bào chất và giai đoạn oxy hóa pyruvat thực hiện trong ti thể.
-
Sự phân ly glucose:
o
Glucose 6C => 2 acid pyruvic 3C. Phản ứng nhờ các enzyme có
trong tế bào chất:
C6H12O6 + 2ATP-> 2C3H4O3+ 4H+ + 2ADP+ 2P
+ 4ATP
o
Phân tử glucose đã dùng hai phân tử ATP để cho hai phân tử pyruvat , năng lượng thu
được là 4ATP, trả lại 2 ATP , còn lại là 2 ATP.
-
Chu trình krebs :
o
Pyruvat và acid béo đi vào chu trình krebs, chúng bị
oxy hóa thành acetyl coA nhờ enzyme pyruvat dehydrogenase. Bình thường chỉ có
pyruvat nhưng khi đói glucose thì phần lớn acetyl coA là do acid béo dự trữ
trong cơ thể cung cấp
o
Acetyl coA sau đó đi vào chu trình acid citric nhờ các
enzym của chu trình này tiếp tục giáng
cấp xuống C1 (CO2 ) và tạo 1 lượng lớn NADH
và FADH2 . NADH và FADH2 sẽ cung cấp các điện tử của chúng cho chuỗi hô hấp
trên màng trong ty thể để khử O2 thành H2O
CH3COOH(dạng acetylcoA)+ 2H2O+3NAD++FAD=>
2CO2+3NADH+FADH2
o
Phản ứng này cũng sinh năng lượng, và tạo nên 1 ATP
nhờ phản ứng phosphoryl hóa kiểu như trong phân ly glucose. Phần lớn năng lượng
vẫn còn nằm trong các điện tử ở NADH và FADH2
-
Chuỗi hô hấp: chứa các enzyme lớn nằm trên màng của ti thể, ba nhóm
chính :NADH chuyển e- cho
NADH
dehydrogenase => ubiquinon=> phức hợp cytocrom
b-c1=> cytocrom c=> cytocrom
oxidase và cuối cùng truyền từng e⁻ một cho từng phân tử O2 để tạo thành phân tử H20.
-
Sự đẩy H+ ra khỏi lòng ti thể -> tạo ATP nhờ
ATP synthetase
c.
ADN ti thể
-
Ti thể có AND riêng và ribosom riêng tuy không đủ cho
toàn bộ nhu cầu về protein của chúng. Sự phân chia của ti thể không theo nhịp
điệu của phân bào.
-
AND ti thể giống AND vi khuẩn , hình vòng có một hoặc
hai vòng trong một ti thể, tự do trong lòng ti thể hoặc có khi bám vào màng ti
thể trong.
-
Ở người, bộ gen của ty thể rất ổn định, có chú đa hình
mang tính chủng tộc.
- Trung thể
a.
Cấu trúc:
-
Gồm 2 trung tử và chất quanh trung tử.
-
Vị trí : nằm gần nhân
tế bào , đôi khi kề với bộ Golgi. Ở một số tế bào biểu mô, trung thể lại nằm ở phía
sát màng tế bào
-
Hình dạng : mỗi trung tử
có hình như một mẩu bút chì(hình ống) đk
150nm , dài 300-1500nm , 1 đầu kín và 1 đầu hở . Bên trong thường chứa dịch lấm
tấm màu đậm. thành ống làm bằng 9 tấm protein, mỗi tấm protein là một cấu trúc
sợi dọc xếp song song: gồm 3 ống vi thể xếp liền kề, trên lát cắt ngang thấy có
3 khoanh tròn xếp thành một hàng.
-
Cắt ngang: Ống vi thể gần trung tâm trung tử nhất là ống A, hai
ống kia là ống B và ống C. Các tấm protein không nối với nhau mà xếp cách đều
nhau sao cho các ống A đều trên một vòng tròn và mặt tấm sườn làm cùng mặt
phẳng tiếp tuyến với vòng tròn ấy một
góc bằng 30 độ. Ống A của tấm protein này nối với ống C của tấm protein cạnh nó
bằng một nhóm ống protein xen kẽ. Nhìn trên lát cắt các tấm protein xếp theo
hình 9 cánh.
-
Cấu trúc 9 tấm protein và ruột rỗng gọi là cấu trúc 9+0. Hai trung
tử bao giờ cũng vuông góc với nhau. Thực vật bậc cao không có trung tử
nhưng vẫn có thoi vô sắc, không có sợi
sao.
b.
Sự hình thành:
-
ở những tế bào mà sự phân bào cần đến trung thể thì ở kì đầu phân bào, trước khi xuất
hiện thoi vô sắc thấy xuất hiện thêm một trung thể mới bên cạnh trung thể cũ.
-
Mới đầu, khi bắt đầu xuất hiện thấy tiền thân các trung tử, từ ngắn
đến dài dần ra, các ống vi thể cũng hiện rõ dần ra, kiểu như được tổng hợp dần.
Hiện tượng trung thể mới sinh ra ngay cạnh trung thể cũ làm người ta nhầm tưởng
trung thể có ADN riêng nhưng không phải.
-
Sau khi đã hình thành xong trung thể mới di chuyển về phía cực đối diện với
cực tế bào mà trung thể cũ đang đứng.
Sau đó xuất hiện các sợi vô sắc từ
khu vực quanh trung tử tạo thành mọt hệ thống sợi hình thoi là cơ sở cho sự chia
đôi số lượng các NST lúc phân bào.
-
Quanh trung tử có các sợi ngắn gọi là sợi sao. Thực vật không có sợi
sao.
c.
Chức năng:
-
Trung thể rất quan trọng, làm mốc thoi vô sắc để đảm bảo sự chia đôi bộ nhiễm sắc thể
đúng số lượng và đúng hướng.Song ở thực
vật bậc cao ko có trung thể thoi
vô sắc vẫn làm chức năng một cách chính xác.
-
ở động vật nguyên sinh, trung thể tham
gia vào sự di động của tế bào.
Nguồn Bác sĩ đa khoa