Chuyên đề 20 : Thăng bằng A-B
1. pH máu
- khái niệm pH máu:
o Nước là chất phân ly yếu H20↔ H⁺+ OH⁻
o Hệ số cân bằng phân ly của nước :
Keq =
o Nồng độ H20 trong 1 lít nước tinh khiết=1000/18=55,5 mol/L
[H⁺] [OH⁻] = Keq [H20]=1,8x10-16x55,5=1,01x10-14
[H⁺]=[OH⁻]=1x10-7 mol/L
o Soresen đã biểu thị H⁺ ra pH băng biết đổi thông số sau :
pH=-log [H⁺]
[H⁺] [OH⁻] =1x10-14
o Lấy log 2 vế và nhân với -1 ta có log [H⁺] + log [OH⁻]=log 10-14=14
o Kí hiệu –log [H⁺]=pH –log[OH]=pOH, ta có pH+pOH=14
o Các nồng độ [H⁺],[OH] liên quan tương hỗ với nhau.
- pH máu được sử dụng để đánh giá tình trạng thăng bằng acid base của cơ thể là pH máu động mạch hoặc mao mạch, đã được động mạch hóa, trong điều kiện máu không tiếp xúc oxy
- Để đánh giá tình trạng thăng bằng acid base của cơ thể đánh giá kết hợp pH máu với các thông số thăng bằng acid base khác
- Bình thường pH máu đọng mạnh 7,38-7,42. pH máu duy trì ở mức độ như vậy là nhờ khả năng đệm của các hệ đệm trong máu và cơ chế hoạt động điều chỉnh của phổi và thận.
2. Các hệ đệm của huyết tương, dịch gian bào và hồng cầu.
- Các hệ đệm của huyết tương và dịch gian bào:
o Hệ bicarbonate HCO3⁻/ H2CO3
o Hệ đệm phosphate HP04⁻/ H2P04⁻
o Hệ đệm protein: proteinat/protein
- Các hệ đệm của hồng cầu:
o Hemoglobinat/hemoglobin KHb/HHb
o Oxyhemoglobinat/oxyhemoglobin : KHb02/Hb02
o Khả năng đệm của máu
hemoglobin 82%
Protein 10%
Bicarbonate 7%
Phosphate 1%
3. vai trò của phổi trong điều hòa thăng bằng acid base của cơ thể:
- Thông qua bicarbonate và hemoglobin : CO2 được tạo thành liên tục từ các tổ chức 200ml/phút, liên tục đào thải ở phổi phổi làm cho cơ thể là một hệ thống mở.
- Acid mạnh xâm nhập vào cơ thể tác dụng với NaHCO3 H2CO3 tác dụng của CA tách thành C02 và H20. C02 tạo thành thải qua phổi kết quả acid mạnh mất đi cơ thể chỉ mất một phần NaHCO3, còn pC02 không đổi
- Khi một base mạnh xâm nhập vào cơ thể ion OH⁻liên kết với CO2 tạo HCO3⁻ và H2O. Lượng CO2 qua phổi giảm nhưng pCO2 máu vẫn giữ bình thường sự tăng pH sau khi thêm 1 base mạnh trở nên không đáng kể.
Nguồn Bác Sĩ Đa Khoa