.
.
.
ALS Alzheimer An - day - mo an hoa residence long hai resort website an hoa residence luxury villas Anoa Dussol Perran atlas-sieu-am Bac-si-noi-tru Bai-tap-huu-ich bang-can-nang-thai-nhi benh-als benh-als-la-gi Benh-co-tim Benh-Dau-Mat-Do benh-dau-vai-gay Benh-mach-vanh Benh-mang-ngoai-tim Benh-o-nam-gioi Benh-o-nguoi-gia Benh-o-phu-nu Benh-o-tre-nho Benh-phu-khoa-khac Benh-tim-bam-sinh Benh-tu-cung Benh-van-tim Benh-xa-hoi Bệnh an - dây mơ bệnh viêm phổi cấp tính bệnh viêm phổi lạ Buong-trung Cac-benh-thuong-gap Cac-cung-dong-mach-gan-tay Cac-dong-mach-vanh-tim Cac-hoi-chung-dot-bien-so-luong-nhiem-sac-the Cac-khoi-u-trong-tim Cac-lien-quan-cua-da-day Cac-phuong-tien-giu-tu-cung-tai-cho Cac-thuy-nao Cac-u-lanh-tinh Cac-xoang-tinh-mach-nhom-truoc-duoi Cac-xoang-tinh-mach-so-nhom-sau-tren Cach-chua-dau-mat-do cach-chua-vet-bam-tim cach-lam-tan-mau-bam cach-phong-chong-dich-ebola cach-phong-dich-soi Can-lam-sang-khac can-nang-thai-nhi cap-nhat-dich-benh-ebola cap-nhat-tinh-hinh-ebola Cau-tao-cua-tim Cau-tao-cua-tuy-song Chan-doan-hinh-anh chua-vet-bam-tim chuan-bang-theo-doi-can-nang-thai-nhi Chuyen-khoa Chuyen-khoa-sau Co-nhai Co-the-hoc-thai-binh-thuong Da-lieu Da-thai-song-thai Dam-roi-canh-tay Dam-roi-than-kinh-canh-tay Dam-roi-that-lung Dam-roi-that-lung-cung Danh-nhan-nganh-y Danh-sach-truong-cap-hoc-bong dau-vai-gay day-5 de-thi-bac-si-noi-tru-mon-ngoai-2014 De-thi-nam-2013 De-thi-nam-2014 De-thi-nam2012 Di-tat-he-co-xuong Di-tat-he-ho-hap Di-tat-he-than-kinh Di-tat-he-tiet-nieu-sinh-duc Di-tat-he-tieu-hoa Di-tat-he-tuan-hoan Di-tat-khuyet-thanh-bung dịch SARS dich-benh-nguy-hiem Dich-Dau-Mat-Do dich-ebola dich-soi dieu-tri-benh-ebola dieu-tri-ebola Dinh-duong-cho-co-the Dong-mach-canh-chung Dong-mach-canh-tay Dong-mach-canh-trong Dong-mach-chay-sau Dong-mach-chay-truoc Dong-mach-cua-da-day Dong-mach-dui Dong-mach-khoeo Dong-mach-nach Dong-mach-quay Dong-mach-tru Dong-mach-tu-cung Du-hoc Duong-dan-truyen-cam-giac-dau-nhiet Duong-dan-truyen-cam-giac-sau-co-y-thuc Duong-dan-truyen-cam-giac-xuc-giac Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-co-than-chi Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-o-dau-mach duong-laylan-virus-ebola ebola Gioi-han-va-phan-chia-vung-co-truoc-ben Guinea He-thong-tinh-mach-don Hinh-anh-sieu-am-bat-thuong-va-di-tat-phat-hien-som-trong-3-thang-dau Hinh-anh-sieu-am-binh-thuong-trong-3-thang-dau-tam-ca-nguyet-I Hinh-the-ngoai-cua-tim Hinh-the-ngoai-dai-nao Hinh-the-va-lien-quan-cua-tu-cung Hoa-sinh Hoi-dap International-SOS-tuyen-dung Khop-goi Khop-hong Kiem-tra-dinh-ki Kinh-nghiem-apply-ho-so Kinh-nghiem-on-thi Kinh-nguyet Lao-khoa Liberia Lien-quan-cua-khoi-ta-trang-co-dinh-va-dau-tuy Lien-quan-cua-Than Mac-noi-nho mau-benh-an mau-benh-an-san mau-benh-an-san-phu-khoa Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung-cung Mo-ta-mot-so-co-dui Mo-ta-tam-giac-dui-va-ong-co-khep moi-vai-gay Mon-giai-phau Môn Nội khoa - Tài liệu ôn thi bác sĩ nội trú - Đại học Y Hà Nội Ngan-hang-cau-hoi Ngan-hang-de-thi Ngoai Ngoai-khoa Nguồn Bác sĩ đa khoa Chuyen-khoa người phụ nữ huyền thoại Nhan-khoa Nhi Nhi-khoa Nigeria Nina-Pham Nina-Phạm Noi Noi-khoa Ong-ben Ong-nguc Pha-thai phac-do-dieu-tri-dich-ebola Phan-doan-va-lien-quan-cua-nieu-quan phap-do-dieu-tri-virus-ebola phòng chống viêm phổi lạ phong-chong-dau-mat-do phong-chong-say-xe phong-dich-ebola phong-dich-soi phong-virus-ebola phu-ebola Phu-khoa phu-mo-ebola Rang-ham-mat Sach-y-khoa San San-phu-khoa sanctuary SARS Say-xe Sierra Leone Sieu-am-doppler-trong-san-phu-khoa Sieu-am-mach-mau Sieu-am-Mmode Sieu-am-nhau-thai-oi-day-ron Sieu-am-o-bung Sieu-am-phan-phu-tu-cung-buong-trung Sieu-am-thai Sieu-am-tim siêu âm bác sĩ phương siêu âm thai Sinh-ly So-sanh-than-kinh-giao-cam-va-doi-giao-cam So-sanh-than-kinh-than-the-va-than-kinh-tu-chu sos-tuyen-dung Suc-khoe-dinh-duong Suc-khoe-sinh-san Tai-lieu-on-thi Tai-mui-hong Tam-than-hoc Than-kinh-giua Than-kinh-ham-duoi Than-kinh-ham-tren Than-kinh-mat Than-kinh-quay Than-kinh-tru Than-kinh-tu-chu-cua-tim Thong-tin-y-te Thuc-quan thuoc-tri-HIV Tieng-anh Tieng-phap tim-hieu-benh-als tim-hieu-dau-vai-gay Tin-tuc Toan trieu-chung-dau-mat-do Trung-that Truyen-nhiem Tui-mac-noi Tuyen-dung vaccine-dieu-tri-virus-ebola vet-bam-tim Vi-tri-va-hinh-the-ngoai-cua-tuy-song viêm phổi cấp tính viêm phổi lạ virus corona virus-Adenovirus virus-ebola vu hán trung quốc vũ hán trung quốc WHO Y-hoc-di-truyen Y-hoc-pho-thong Y-ta-my

Chuyên đề Ôn thi Bác sĩ nội trú - Môn Ngoại khoa - Ung thư dạ dạy - Trực tràng - Đại tràng

Ung thư dạ dày

I. Đại cương
1. Đặc điểm chung
- Là các tổn thương ác tính ở dạ dày tính từ tâm vị đến môn vị 
- Dịch tễ: hay gặp nhất trong K đường tiêu hóa trên ,90% K dạ dày là UTBM tuyến 
o Lớn tuổi, nam > nữ , có tính gia đình 
o Vị trí hay gặp :Hang vị => môn vị => bờ cong nhỏ => tâm vị => BCL
- chẩn đoán đa số ở giai đoạn muộn , khối u xâm lấn toàn bộ dạ dày và xq , di căn => TL rất xấu. Ngày nay nhờ nội soi và sinh thiết việc chẩn đoán KDD sớm có nhiều tiến bộ .
- Điều trị chủ yếu là phẫu thuật , ngày càng tiến bộ . Các phương pháp khác hỗ trợ
2. Nguyên nhân 
- Yếu tố môi trường : ăn nhiều muối , thức ăn khô , hun khói , thức ăn chứa nhiều nitrosamine và nitrosamides ….. Ngược lại vitamin C ( cam chanh ) có thể trung hòa các chất gây K 
- Thuốc lá và rượu :tăng nguy cơ K 
- Vi khuẩn HP 
- Yếu tố di truyền : 1 số chủng tộc có tỉ lệ cao hơn , họ hàng 
- Bệnh lí nguy cơ cao : 
o viêm teo dạ dày mạn tính : tăng 18 lần nguy cơ K
o vô toan , thiếu máu ác tính biermer , dị sản ruột 
o u tuyến dạ dày ( thường là polip dạ dày , nhất là kích thước > 2cm cần được lấy đi ) , khả năng biến thành K của polyp u tuyến 30-40%
o BN đã được cắt dạ dày do loét có nguy cơ K cao gấp 2-4 lần . Nguy cơ tăng gấp 5-10 lần sau cắt đoạn dạ dày , đặc biệt là phẫu thuật bilroth 2 , do tăng trào ngược dịch mật vào dạ dày . Sau cắt đoạn dạ dày còn gây giảm toan , vi khuẩn tại chỗ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để chất nitrit có trong thức ăn chuyển thành nitrosamine gây K
o Loét dạ dày : loét dạ dày mạn tính kéo dài lâu năm , nhất là những loét bờ cong nhỏ và loét xơ chai có nguy cơ ác tính hóa cao 7-10%
3. Giải phẫu bệnh 
- Hình ảnh đại thể của K dạ dày gồm 3 thể : thể u sùi , thể loét, thể thâm nhiễm cứng  
- Vi thể :
o K bm tuyến ( adenocarcinome ) chiếm 95% , trong đó K bm tuyến biệt hóa chiếm gần 50% tiên lượng tốt , loại ko biệt hóa chiếm 30% , 15% ko xác định được
o Loại sarcoma chiếm 5% . Chủ yếu là loại u lympho ác tính và sarcoma cơ trơn 
4. Phân loại 
- Theo thương tổn 
o K dạ dày gđ đầu : tổn thương ở bề mặt niêm mạc và dưới niêm mạc , có thể di căn hạch 
o K gđ tiến triển : tổn thương xâm lấn sâu xuống lớp cơ, thanh mạc hoặc các tạng xquanh
- Theo tiến triển : theo TNM
o T : 1giới hạn ở niêm mạc ; 2 qua niêm mạc , chưa tới thanh mạc ; 3 thanh mạc , ngoài thanh mạc ; 4 đến các tạng XQ 
o N: 0 ko di căn hạch ; 1 hạch cạnh u ; 2hạch ở xa theo 2 bờ cong dạ dày
o M: 0 ko di căn xa ; 1 di căn xa 
- Các giai đoạn tiến triển 
o Giai đoạn 1 : a  u giới hạn ở niêm mạc; b  qua lớp niêm mạc nhưng chưa tới thanh mạc ; c  u xấm lấn thanh mạc và ngoài thanh mạc 
o Giai đoạn 2: U xâm lấn tạng lân cận hoặc có hạch cạnh u
o Giai đoạn 3 : Có di căn hạch xa dọc 2 bờ cong dạ dày
o Giai đoạn 4:Có di căn xa 
- Phân loại Dukes: Dựa vào trong mổ( mô tả của phẫu thuật viên và GPB) , trước mổ khó đánh giá 
o A:ung thư niêm mạc , dưới niêm mạc hay vào lớp cơ thành dạ dày
o B: ung thư lan tới thanh mạc
o C: a: di căn 1-6 hạch ; b: di căn >= 7 hạch
II. Chẩn đoán 
1. Chẩn đoán ở giai đoạn sớm
- Là chẩn đoán có ý nghĩa nhất vì đem lại kết quả tốt cho bn 
- GPB: u có kích thước < 3cm , tổn thương bề mặt niêm mạc , dưới niêm mạc , có hay ko di căn hạch 
- Lâm sàng :
o Thường ở người có yếu tố nguy cơ , nam giới > 40 tuổi 
o Đau thượng vị  ko điển hình: đau nhẹ, kéo dài , ko có chu kì , không liên quan bữa ăn 
o Cảm giác đầy bụng , ậm ạch , khó tiêu , chán ăn (rõ ở ng trước thích ăn món nào đó)
o Buồn nôn , ợ , ăn vào cảm giác đau nhiều hơn 
o Toàn thân ko rõ :có thể gầy sút nhẹ , thiếu máu nhẹ , mệt mỏi
o 1 só ít TH chảy máu tiêu hóa là triệu chứng 
o Chú ý 
Bệnh nhân > 40 tuổi đang khỏe mạnh xuất hiện các triệu chứng trên cần làm XQ, nội soi  sinh thiết CĐ 
Người đã cắt dạ dày – tá tràng và loét dạ dày- tá tràng/ polyp/ viêm teo dạ dày -> cần kiểm tra định kì 
- Cận lâm sàng
o Chụp đối quang kép:Hình ảnh ổ đọng thuốc trên bề mặt , hình niêm mạc hội tụ , hình 1 đoạn cứng,xuất hiện ở 1 vị trí và trên toàn bộ các film chụp
o Nội soi dạ dày –tá tràng : để CĐXĐ và CĐPB 
Quan sát được từ tâm vị đến môn vị , nếu nghi ngờ => sinh thiết 
Sinh thiết theo nguyên tắc : Nhiều vị trí , nhiều mảnh , nhiều lần , nếu nghi ngờ  sinh thiết lại or dùng pp sinh thiết 1 mảng . Nếu ko thấy tổn thương  điều trị đúng và theo dõi  nội soi sau 3-6 tháng kiểm tra 
Hình ảnh qua nội soi 
Typ 1(  u lồi ) : hơi lồi trên bề mặt , vài nốt nhỏ, tròn , đỏ , ranh giới rõ , có thể thấy rõ hơn qua nhuộm xanh methylen hoặc đỏ congo
Typ 2 ( thể bề mặt ) : vết trợt nông trên nếp niêm mạc to , phì đại => phát hiện qua sự thay đổi màu sắc của tổn thương
Typ 3 :( thể loét) là những ổ loét nông , bờ ko rõ ràng , niêm mạc xung quanh mất hoặc sần sùi 
o Siêu âm nội soi: đánh giá xâm lấn các lớp thành dạ dày
o GPB tổ chức nghi ngờ ( tiêu chuẩn vàng )Để CĐ KDD loại TB gì và phân độ theo dukes 
Pp tế bào học : dịch dạ dày=> li tâm và pp bàn chải tìm TB ung thư 
Pp mô bệnh học : sinh thiết=> gpb
o Xét nghiệm khác
CEA ko đặc hiệu vì có trong K tiêu hóa khác, mục đích theo dõi và tiên lượng
Cận lâm sàng khác xđ di căn : XQ tim phổi , Siêu âm gan thận lách, soi KĐT
2. Chẩn đoán giai đoạn tiến triển : Khi khối u xâm lấn toàn bộ các lớp của dạ dày – thanh mạc – tạng xung quanh(+/-), kèm hay ko di căn hạch và di căn xa
a. Lâm sàng 
- Đau tức trên rốn , ko có tính chu kì : kéo dài và tăng dần , không thành cơn , tăng sau ăn 
- Chán ăn( ko thèm ăn –sợ ăn) , đầy bụng khó tiêu ngày càng rõ ,nôn , buồn nôn 
- Nếu u xâm lấn thực quản => nuốt nghẹn
- Tùy theo sự phát triển của u có thể sờ thấy 
o U bụng : ranh giới rõ, di động hoặc ko di động(di động nếu u ở môn vị , hang vị chưa thâm nhiễm ), ấn tức nhẹ hoặc không 
o Mảng cứng : thường là tổn thương dạng thâm nhiễm hoặc u xâm lấn ra xung quanh . Tính chất : chắc, ranh giới ko rõ, ko di động, ấn tức hoặc ko 
- Toàn thân : 
o Gầy sút nhiều ,trong thời gian ngắn ko rõ nguyên nhân , HC thiếu máu , vàng da , sốt nhẹ , mệt mỏi suy kiệt . 
o Dấu hiệu di căn : cổ chướng , phù, gan to , tuần hoàn bàng hệ , di căn hạch thượng đòn trái ( troisier), di căn buồng trứng ( u krukenberg) 
o Giai đoạn có biến chứng - > dh của  : hẹp môn vị , chảy máu tiêu hóa trên , thủng 
b. Cận lâm sàng
- Chụp dd cản quang : hình ảnh phải thấy trên toàn bộ các phim , ở cùng một vị trí
o Thể u sùi : hình khuyết là đặc trưng , đậm nét, nham nhở, nếu ở giữa có loét  ổ đọng thuốc, có thể có hình cắt cụt do u chít hẹp hoàn toàn 
o Thể loét :có ổ đọng thuốc lớn, bờ cứng, nham nhở, mất hết nếp niêm mạc hội tụ. Nếu ổ loét lớn ở giữa khối u lồi vào trong lòng => hình thấu kính 
o thể thâm nhiễm: Thâm nhiễm có thể 1 phần , 1 đoạn hay toàn bộ dạ dày  Hình thâm nhiễm cứng : Hình cao nguyên ( tấm ván bập bềnh), hình khuyết, hình chít hẹp , cắt cụt . Nếu thâm nhiễm toàn bộ dạ dày => hình ảnh dạ dày co rút , teo nhỏ , thuôn dài thành hình ống cứng
o Hình ảnh khác ;Hẹp môn vị dạ dày giãn to ; K tâm vị  ứ đọng ở thực quản 
o Ưu : Chẩn đoán sơ bộ vị trí tổn thương đưa ra hướng xử trí -> tiên lượng 
o Nhược điểm : Khó phát hiện được ở giai đoạn sớm , ko rõ u lành/ác
- Nội soi và sinh thiết: quyết định nhất  xác định được : vị trí tổn thương , thể bệnh , ranh giới tổn thương , xâm lấn tâm vị và thực quản , tình trạng môn vị tá tràng  làm sinh thiết
o Hình ảnh 
Thể u sùi : khối u lồi vào lòng đại tràng , bề mặt hoại tử màu trắng sẫm, lồi lõm , nhiều hốc . Trên đó có những ổ loét đáy trắng, cứng , lộ rõ mạch máu đen , có đám hoại tử chảy máu hay cục máu đen bám chắc . Đôi khi u sùi thâm nhiễm hết 1 phần hay toàn bộ dạ dày  ko quan sát hết u
Thể loét :hay gặp ở BCN, mặt trước hay sau dd . Đặc điểm ổ loét đáy nông , nham nhở, bờ gồ cao , lồi lõm ko đều , xung quanh niêm mạc mất nếp, đôi khi có đám trợt nông rải rác 
Thể thâm nhiễm: tổn thương ở hang –môn vị or lan toàn bộ dạ dày. Lòng dạ dày chít hẹp khó đưa ống soi qua và sinh thiết khó , trên bề mặt là những đám loét trợt nông rải rác . Có từng đám hoại tử với giả mạc trắng bám thành từng mảng 
o Sinh thiết :Lấy nhiều mảnh , ở ranh giới tổn thương và lành , ko nên lấy ở trung tâm u
- Siêu âm nội soi -> xác định mức độ thâm nhiễm của u 1 cách chính xác ,nhất là giai đoạn đầu 
- Các xét nghiệm khác 
o Siêu âm :tìm di căn gan , tụy , thận , buồng trứng . 
o CT: Hình ảnh thâm nhiễm sang tạng xung quanh rõ nét. Xác định được vị trí, kích thước , mức độ xâm lấn -> chỉ định điều trị 
o Xét nghiệm tế bào học 
Lấy dịch dạ dày , quay li tâm tìm tế bào K  , hiện ít làm
Nội soi , sinh thiết, quét bằng chổi trên bề mặt dạ dày -> tìm tế bào K
o Xét nghiệm  : CEA, CTM 
3. Tiến triển và biến chứng 
a. Tiến triển
- K dạ dày gđ đầu ko điều trị -> tiến triển nhanh chóng gầy sút , suy kiệt , di căn xa và tử vong trong vòng 5-6 tháng 
- 1 số CĐ loét dạ dày tá tràng -> điều trị các thuốc dạ dày có thể đỡ 1 thời gian , ko theo dõi định kì , khi xuất hiện các dấu hiệu điển hình thì đã  giai đoạn cuối 
- 1 số diễn biến âm thầm, chỉ xác định khi có biến chứng : thủng , chảy máu , hẹp môn vị -> điều trị chỉ là tạm thời ko triệt để 
- Nếu K ở giai đoạn đầu -> PT có thể sống nhiều năm  
b. Biến chứng 
- Hẹp môn vị 
o Thường là u sùi , ở hang môn vị 
o Tiến triển chậm , hay gặp ở người già 
o Lâm sàng : ăn ít, đầy bụng , nôn thức ăn ứ đọng , toàn trạng suy kiệt , bụng lõm lòng thuyền , lắc óc ách lúc đói , sờ thấy u cứng, còn di động 
o Cận lâm sàng : XQ, nội soi, CT CĐXĐ và tìm di căn
- Chảy máu 
o Thường chảy máu mức độ vừa 
o Lâm sàng : nôn máu , đi ngoài phân đen
o Nội soi: CĐXĐ  và cầm máu 
- Thủng 
o Thường là ung thư thể loét ở BCN /mặt trước dạ dày 
o Lâm sàng :đột nhiên đau bụng dữ dội 
o Mổ cấp cứu -> xác định là thủng ổ loét K dạ dày 
o Xử trí : Phẫu thuật nạo vét hạch triệt để . Tình trạng không cho phép-> PT tạm thời : nối vị tràng , mở thông dạ dày , PT Newman
- Biến chứng ít gặp 
o Tắc ruột do K dạ dày thâm nhiễm đại tràng ngang, di căn phúc mạc 
4. CĐPB
- Chủ yếu ở giai đoạn sớm( đầy bụng , khó tiêu , đau thượng vị )
a. TH ko sờ thấy u phân biệt với
- Loét dạ dày tá tràng 
o Đau thượng vị có tính chất chu kì , nhiều năm 
o Ko chán ăn , ko gầy sút, toàn trạng bình thường
o Đáp ứng tốt với điều trị nội khoa : chế độ ăn , thuốc giảm tiết H+, bọc niêm mạc
o XQ: hình ảnh ổ loét dạ dày – tá tràng điển hình 
o Nội soi CĐXĐ,nếu nghi ngờ sinh thiết làm GPB  có h/ảnh viêm dạ dày , ko có t/c ác tính 
- Viêm dạ dày 
o Thường gặp , tổn thương cấp /mạn tính 
o Xuất hiện sau : ăn chua cay , uống CVPS, steroid 
o Nội soi : loét trợt nông , nếp niêm mạc sưng nề đỏ rực, xuất huyết rải rác ( nhất là hang môn vị -tá tràng ). Nếu viêm teo niêm mạc ( niêm mạc teo đét,hang vị co rút, bề mặt có từng đám tổ chức viêm đỏ ) cần sinh thiết chẩn đoán 
- Polyp dạ dày : 
o Polyp đơn độc , có cuống => dễ phân biệt với K dạ dày
o Polyp có cuống ngắn, đầu to , nhiều múi sần sùi -> xác định lành tính /thoái hóa ác tính ? Nếu ác tính -> coi như K dạ dày giai đoạn đầu 
- Thoát vị hoành : nội soi , XQ ngực , mức nước hơi 
- Viêm tụy mạn: Ít gặp. Đau thường kéo dài , có từng cơn đau dữ dôi . Ăn ít, ậm ạch , đầy bụng , khó tiêu, ợ hơi nhiều .XQ- NS dạ dày : bình thg SÂ tụy : hình đậm âm , sỏi tụy , nang giả tụy 
b. Khi sờ thấy khối u 
- U lành dạ dày : U thần kinh , u cơ trơn 
o Lâm sàng không đặc hiệu 
o Cận lâm sàng 
XQ : hình ảnh đẩy lồi vào lòng dạ dày 
Nội soi : không thấy tổn thương thực thể ở niêm mạc , mà thấy khối u đẩy lồi từ ngoài dạ dày vào 
U lớn -> có thể có những ổ loét hoại tử nham nhở , đáy có đám máu cục đến bám hoặc rải rác có các mạch máu đen sạm do loét hoại tử ăn mòn vào 
Kết hợp sinh thiết, siêu âm, CT chẩn đoán xđ 
- U gan , u đại tràng , u tụy : dựa vào lâm sàng , nếu lâm sàng ko rõ dựa vào XQ, SA, CT, nội soi
- U buồng trứng=> xác định xem có phải u krukenberg ? Dựa vào XQ, nội soi , siêu âm , CT 
III. Điều trị
1. nguyên tắc
- Điều trị K dạ dày tiến triển phụ thuộc vào mức độ xâm lấn và di căn xa của khối u 
- Phẫu thuật là điều trị chủ yếu 
2. Phẫu thuật
a. Đại cương
- PT chủ yếu và quan trọng , gồm điều trị triệt căn và điều trị tạm thời 
- Phẫu thuật chỉ có giá trị kéo dài thời gian sống
- Có thể kết hợp hóa trị sau mổ nhằm tăng thời gian sống , và tăng hiệu quả của PT
- Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau được áp dụng chỉ định cắt dạ dày tùy theo vị trí của khối u ( u ở môn hang vị : cắt bán phần thấp , u ở vị trí trung bình hoặc u thâm nhiễm toàn bộ dạ dày chỉ định cắt dạ dày toàn bộ ) 
- Pp nối vị tràng để giải quyết hẹp môn vị khi ko còn chỉ định điều trị triệt căn
b. Chỉ định phẫu thuật 
- Gđ sớm : phẫu thuật triệt căn 
- Gđ muộn :gđ đầu PT triệt căn/tạm thời; Gđ cuối ko còn chỉ định PT/ PT tạm thời để nuôi dưỡng
- Biến chứng cấp :Phẫu thuật triệt để hay tạm thời tùy tình trạng 
- K di căn gan , buồng trứng , đại tràng nếu thể trạng tốt => phẫu thuật ( tạm thời hoặc triệt để )
c. Chuẩn bị trước mổ 
- sonde dạ dày hút dịch ,sonde tiểu 
- Truyền dịch , máu , đạm -> đảm bảo dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân 
- Chuẩn bị đại tràng sạch vì có thể phải nối tắc 
- Bilan đánh giá trước và trong mổ -> đánh giá toàn trạng và mức độ xâm lấn : gan , buồng trứng , tụy để có chỉ định PT cụ thể 
d. Phương pháp phẫu thuật 
(*)Phẫu thuật triệt căn 
- Nguyên tắc : 
o Lấy hết u về mặt đại thể và vi thể : Cắt u ở trên vượt quá tổ chức lành 6-8 cm , phía dưới có thể lấy hết môn vị (quá môn vị 2-3 cm) . Có thể cắt rộng rãi sang tổ chức khác : đuôi tụy , đại tràng ngang, gan , túi mật 
o Trong phẫu thuật có thể làm GPB  tức thì => xác định tế bào K diện cắt và cắt thêm 
o Nạo vét tổ chức hạch xquanh đến chặng 3,và cặp cắt các cuống mạch sát gốc,lấy hết MNL 
o Lập lại lưu thông tiêu hóa
- Kỹ thuật 
o Cắt dạ dày bán phần 
Chỉ định 
Khối u khu trú ở phần trên hoặc dưới dạ dày 
Tổn thương chưa lan rộng ra xung quanh 
Tình trạng bệnh nhân tốt , chịu được PT , PTV có kinh nghiệm 
Cắt dạ dày bán phần cực dưới
Chỉ định :K hang – môn vị , đoạn dưới thân vị .Tổn thương nông , chưa lan rộng lên trên 
Cắt phía trên khối u 6-8 cm , phía dưới tới hành tá tràng 
KT: cắt 2/3, cắt ¾ , cắt 4/5 
Lập lại lưu thống tiêu hóa : bill I và bill II 
Cắt dạ dày bán phần cực trên (PT sweet)
Hiện nay ít dùng 
Chỉ định :k tâm vị chưa xâm lấn thực quản/xâm nhiễm xung quanh   , hoặc k tâm vị đã xâm lấn thực quản ,ko có điều kiện cắt toàn bộ dd
Đường mổ ngực T kls 8 , cắt 1/3 dưới thực quản và cực trên dạ dày 
lập lại lưu thông tiêu hóa = nối thực quản với phần còn lại của dd 
Sau mổ nên mở thông hỗng tràng cho ăn sớm( với tất cả các phẫu thuật dd)
Ưu : giữ lại được 1 phần dạ dày ( sinh lý tiêu hóa TĂ), tỉ lệ chết sau mổ thấp, ít biến chứng hơn cắt toàn bộ 
Nhược : tính triệt để thấp , tỉ lệ tái phát ngay tại diện cắt cao 
o Cắt dạ dày toàn bộ :
Chỉ định :Ung thư xâm lấn toàn bộ dạ dày ;K thân vị ;K thâm nhiễm cứng
Kỹ thuật : cắt toàn bộ dạ dày , lấy hết mạc nối lớn, nạo vét hạch triệt để, cặp cắt cuống mạch sát gốc  lập lại lưu thông tiêu hóa Rouxen Y,  Ω
Ưu : triệt để về mặt tế bào học nhưng nhược điểm là PT quá nặng nề
o Cắt dạ dày mở rộng : ngoài cắt dạ dày bán phần/ toàn phần + cắt thêm 1 hay nhiều tạng khác do K xâm lấn tới như 
Hay gặp nhất : cắt gan T 
Cắt đại tràng ngang+ cắt lách
Cắt đuôi tụy + mạc nối tụy lách
Cắt lách + mạc nối vị lách
Bóc phúc mạc thành sau 
Lấy bỏ mạc nối lớn, mạc nối nhỏ …
o Vấn đề nạo vét hạch 
Chia di căn dạ dày thành 3 chặng : 16 nhóm hạch 
R1: (16) :hạch cạnh tâm vị , BCN, BCL, trên và dưới môn vị 
R2: (711): hạch vành vị , gan chung , thân tạng , rốn lách 
R3:(12-16): cuống gan , sau tụy , mạc treo ruột non , mạc treo ĐTN, đmc
Phẫu thuật vét hạch kiểu cuốn chiếu , R2-3 hay áp dụng nhất ( gđ muộn )
(*) Phẫu thuật tạm thời 
- Chỉ định 
o Khối u di căn xa, không có khả năng cắt bỏ 
o Thể trạng bệnh nhân quá nặng , già yếu , suy kiệt 
- Mục đích : để nuôi dưỡng , loại bỏ u , tăng thời gian sống thêm 
- Kỹ thuật 
o Cắt dạ dày không mang tính triệt căn 
Chỉ định : u ko còn khả năng phẫu thuật 
Kt: cắt dạ dày và nạo vét hạch 
o Nối vị tràng 
CĐ: K hang vị , môn vị ko còn khả năng cắt bỏ 
Kt :  nối dạ dày với hỗng tràng trước hoặc sau mạc treo đại tràng ngang 
o Mở thông dạ dày hoặc đặt ống thông tạo đường hầm ngay trong lòng tâm vị 
CĐ : u tâm vị , ko còn khả năng phẫu thuật 
o Mở thông hỗng tràng nuôi ăn :Biện pháp cuối cùng khi ko làm được gì nữa
e. Điều trị K dạ dày có biến chứng
- Hẹp môn vị :
o Mổ cấp cứu có trì hoãn , chuẩn bị bệnh nhân thật tốt trước mổ 
o Phẫu thuật : cắt ¾ dạ dày , mạc nối lớn , nạo vét hạch 
o Nếu ko cắt được u : nối vị tràng -> mở thông hỗng tràng cho ăn sớm
- Chảy máu 
o Mổ sớm, hồi sức tích cực trước –trong –sau mổ 
o Phẫu thuật : Cắt ¾ hoặc toàn bộ .Nếu ko cắt được => nối vị tràng => mở thông hỗng tràng
- Thủng 
o Mổ cấp cứu, lau rửa sạch ổ bụng rồi tùy tình trạng dạ dày mà PT triệt căn hay tạm thời
o Tình trạng nặng => Neưman.Sau 7-10 ngày , khi bệnh nhân khá hơn -> PT giải quyết u 
o Nếu điều kiện ko cho phép=> khâu đơn thuần => mổ lại sớm
f. Theo dõi sau mổ :
- Sớm : chảy máu ổ bụng , VPM , nhiễm trùng vết mổ 
- Muộn :Khám lâm sàng , cận lâm sàng tìm di căn , định lượng CEA
3. Điều trị phối hợp 
- Mục đích : Giảm đau, làm chậm phát triển u và tăng hiệu quả của PT , tăng thời gian sống thêm 
- Hóa chất : 
o Tác dụng : Điều trị hỗ trợ , giảm đau , làm chậm phát triển u . Diệt tế bào K di căn 
o Chỉ định: cho những bệnh nhân đã có di căn hoặc gđ muộn , điều trị bổ trợ cho PT
o Sử dụng đa hóa trị tốt hơn là đơn hóa trị , kết hợp phẫu thuật . Phác đồ thường dùng 
FAMTX: 5FU+ adriamycine+ methotrexat 
EAP: etoposide +Adriamycin +cisplastin 
5FU+ acid foliniques+ cisplastin 
- Xạ trị : 
o Ít tác dụng, thường dùng 25 grayschỉ định rất hạn chế và còn đang được thảo luận . 
o Có thể xạ trị vào u ,vào hạch trg PT, ngoài ra xạ trị vào các ổ di căn như di căn xương
o Kết hợp phẫu thuật cắt đoạn dạ dày + nạo vét hạch + quang tuyến + hóa trị 
- Hormon : Dùng KN đơn , đang nghiên cứu 
- Miễn dịch trị liệu ( mới ) 
o Aslem 0,3mg x 2 ống / ngày  x30 ngày 
o Sau đó 2 ống / lần x 2 tuần/ tuần kéo dài
- Theo dõi sau điều trị : Có kế hoạch theo dõi định kì : khám lâm sàng , làm xét nghiệm kiểm tra sự phát triển và di căn u để có biện pháp xử lí kịp thời 
IV. Tiên lượng
- Nói chung tỉ lệ K dạ dày sống thêm 5 năm là 15% . Với bệnh nhân được mổ triệt căn tỉ lệ này tăng lên 30% . Mổ sớm sống > 5 năm đạt trên 90%
- Tiên lượng K dạ dày phụ thuộc : mức độ xâm lấn tại chỗ , tổn thương hạch ,vị trí của u và thể GPB : biệt hóa càng cao tiên lượng càng tốt 


Ung thư đại tràng

I. Đại cương
- KĐT là tổn thương  ác tính  từ manh tràng tới hết ĐT sigma , đứng thứ 3 sau K dạ dày , Kgan
- KĐT (T) : 1/2 T đ/tràng ngang đến hết ĐT sigma;KĐT P: manh tràng -> hết 1/2P đ/tràng ngang
- Chủ yếu là Adenocarcinoma (95- 97%). Vị trí hay gặp : xích ma- manh tràng –  lên – ngang + xuống 
- CĐ muộn vì lâm sàng ko đặc trưng và xuất hiện gđ muộn => do vậy việc phát hiện sớm và điều trị các bệnh lí tiền K ở nhóm người nguy cơ cao là cách phòng KĐT chủ yếu 
- Chẩn đoán chủ yếu = nội soi ống mềm . Điều trị chủ yếu = phẫu thuật , tốt nếu điều trị sớm và triệt để
- Yếu tố nguy cơ :Bệnh lí tiền K: polyp , viêm loét đại trực tràng chảy máu , bệnh crohn 
o Yếu tố di truyền : polyp đại tràng gia đình, HC KĐT gia đình (HC Lynch) 
o Ăn :mỡ động vật , thịt , ít rau , vi khuẩn ruột 
1. GPB
a. Đại thể
- Vị trí : bên P nhiều nhất ở manh tràng và ĐT góc gan , bên T ở ĐT xích ma , ranh giới với trực tràng
- Số lượng :đa số chỉ 1 u , nhiều (polyp K hóa ..)ít gặp , kích thước trung bình 50mm (<10mm ít gặp)
- Thể u sùi :sùi vào lòng đại tràng  hình súp lơ, loét ở giữa khối u , loại này hay gặp ở ĐT phải 
- Thể loét : bờ cao và nham nhở , thành sâu thẳng đứng, đáy cứng gồ ghề dễ chảy máu .Loét tiến triển theo hình vòng cung -> 2 bờ ổ loét chạm nhau -> chít hẹp lòng ĐT , ĐT trái dễ bị hẹp hơn
- thể thâm nhiễm cứng : thâm nhiễm kiểu vòng nhẫn , nhanh chít hẹp , hay gặp ở ĐT(T) 
b. Vi thể
- K biểu mô tuyến :hơn 90% , phân loại theo OMS có : K BM tuyến biệt hóa mạnh /vừa/ko biệt hóa, K bm tuyến chế nhầy ( gồm nhiều TB chứa chất keo sáng, đứng riêng hay thành hàng , cột ) 
- Sarcome ít gặp (K cơ trơn , K tổ chức bạch huyết ) 
2. Các đường lan tràn 
- Đường trực tiếp :Tại chỗ , K phát triển theo các hướng: 
o vòng cung : dần ôm lấy chu vi lòng đại tràng .1 năm -> 3/4 chu vi . Hay ở đại tràng (T)
o Theo chiều dọc : lên , xuống , chủ yếu lớp dưới niêm mạc , đồng thời xâm lấn mạng bạch mạch trong thành đại tràng , ít khi quá 2cm cách rìa u , trừ khi xâm lấn cả hạch bạch huyết
o chiều ly tâm : từ niêm mạc ra thanh mạc thành đại tràng -> các tạng lân cận : gan , BCL dạ dày , tá tràng , ruột non , tụy lách , thận, niệu quản , bq – âm đạo , thành bụng 
- đường máu : Theo tĩnh mạch đại tràng -> tĩnh mạch cửa ->  gan . Theo tĩnh mạch đốt sống về phổi và các nơi khác. Lan tràn qua ngã 3 tĩnh mạch hạ vị tới buồng trứng. Mổ ko bóp u vì dễ di căn đg máu
- Đường bạch huyết: hay gặp nhất , đi dọc các bạch mạch nằm ngoài thành ĐT , phát triển theo chiều li tâm , tới thành bên chậu hông , các hạch của lỗ bịt =>PT phải vét hết hệ thống bạch mạch của K . Mức độ xâm lấn hạch ít liên quan kích thước khối u , phụ thuộc nhiều vào mức độ biệt hóa của u 
- Đường màng bụng : hiện tượng “ gieo hạt” : u  xâm lấn tới thanh mạc-> tế bào K rơi vào khoang bụng và văng khắp nơi theo nhịp di động của khoang bụng: Tế bào K di căn phúc mạc -> u to nhỏ  khác nhau , rải rác trông như hạt kê . Túi cùng trực tràng – bàng quang hay trực tràng –tử cung  hay bị xâm lấn theo kiểu này . Khám qua lòng âm đạo hay trực tràng có cảm giác cứng ráp , lổn nhổn 
- Di căn theo lòng trực tràng :tế bào K rụng khỏi bề mặt khối u và di chuyển theo dòng phân nhưng hiếm khi chúng dừng lại và cắm vào bề mặt của niêm mạc lành ở cách xa u để tạo u mới . Có thể vướng lại vào đường khâu miệng nối mới   thành u tuy nhiên đa số K tái phát ở miệng nối lại  theo đường bạch mạch nằm trong mạc treo đại tràng .
3. Phân loại 
a. Theo Duckes 
- A: chưa xâm lấn tới lớp cơ thành đại tràng , chưa di căn hạch 
- B: K đã xâm lấn đến lớp cơ thành ĐT , chưa di căn hạch 
- C:đã di căn hạch . D: di căn xa 
b. Astler-Coller ( Duckes cải tiến ) áp dụng rộng :
- A: K khu trú niêm mạc và dưới niêm mạc 
- B1: K tới vòng cơ niêm , chưa vượt qua lớp cơ niêm          B2: K vượt qua lớp cơ niêm 
- C1: B1+ thâm nhiễm hạch .      C2: B2+ thâm nhiễm hạch     D: di căn xa hoặc u ko cắt được 
c. Theo TNM
Tis: K tại chỗ 
To: ko tìm thấy u trên tiêu bản phẫu thuật 
T1: u ở niêm mạc và dưới niêm mạc 
T2: u tới lớp cơ niêm , ko vượt qua lớp cơ niêm 
T3: u thâm nhiễm qua lớp cơ niêm 
T4: Qua lớp cơ tới phúc mạc No: ko di căn hạch 
N1: di căn hạch , cuống mạch 

Mo: ko có di căn xa
M1: có di căn xa 

II. Chẩn đoán xác định: Thời gian nhân đôi TB 130 ngày => cần ít nhất 5 năm->  sờ thấy hoặc có có triệu chứng , thường 10-15 năm . Chia 2 giai đoạn : 
1. CĐ giai đoạn sớm 
- Là phát hiện K khi chưa có bh lâm sàng , CĐ dựa vào cận lâm sàng , u tại chỗ, tiên lượng tốt hơn nhiều 
- CĐ dựa vào xét nghiệm hàng loạt sàng lọc cho quần thể có nguy cơ cao 
o > 40 tuổi , có bệnh lí tiền K : polyp đại tràng ( đặc biệt polyp dạng tuyến và dạng nhung mao ), viêm loét đại trực tràng chảy máu , crohn 
o Yếu tố di truyền : gia đình có người bị KĐT , Polyp đại tràng gia đình . Ăn nhiều đạm mỡ ,ít xơ 
o => thăm trực tràng , xét nghiệm tìm máu trong phân hoặc soi ĐT(tốn kém, khó áp dụng rộng)
- Hội ung thư mỹ khuyến cáo :
o Mọi bệnh nhân đến khám -> Thăm trực tràng ≥ 40 tuổi, xét nghiệm  tìm máu trong phân nếu ≥ 50 tuổi  , soi ĐT sigma 51-52 tuổi , sau đó cứ 3-5 năm /lần soi lại nếu 2 lần đầu (-)
o gia đình có tiền sử bệnh đa polyp -> khám và xét nghiệm sàng lọc sớm khi dậy thì 
- Khi đã nghi ngờ : Xét nghiệm tìm máu & tế bào K trong phân , chụp khung ĐT, nội soi sinh thiết
2. CĐ gđ tiến triển :
a. Lâm sàng 
- Triệu chứng chỉ có giá trị gợi ý , phải làm xét nghiệm cận lâm sàng -> CĐ . Lâm sàng phụ thuộc :vị trí u , mức độ xâm lấn , có hay ko biến chứng (thủng , tắc, chảy máu)
- Đau bụng :thường gặp
o KĐT P :Đau mơ hồ , nhẹ ở hố chậu phải hoặc mạng sườn phải  , sau tăng dần thành cơn đau đại tràng thực sự . Cơn đau giảm dần rồi mất khi trung tiện được ( HC koernig )(phân lỏng , lòng to) 
o KĐT trái : Biểu hiện cơn đau đại tràng thực sự : cơn đau đột ngột , luôn ở một vị trí ,mất nhanh khi ỉa lỏng hoặc trung tiện(phân đặc-> dễ tắc)
- Rối loạn tiêu hóa: KĐT phải : ỉa lỏng & KĐT trái : táo bón . Một số : ỉa lỏng xen kẽ táo bón hoặc chỉ thay đổi thói quen đi ngoài => t/c gợi ý , nếu mới xuất hiện hoặc kéo dài ở ng > 40 tuổi 
- Ỉa máu : KĐT phải : ỉa máu vi thể , phát hiện khi xét nghiệm phân hoặc ỉa máu thực sự -> phân đen
o KĐT T : phân đen hoặc phân trộn lẫn máu đỏ-đen , KĐT sigma -> máu tươi lẫn nhày mũi 
- Toàn thân:Gầy sút , mệt, chán ăn , sốt nhẹ kéo dài (chỉ sốt cao khi có biến chứng ) , thiếu máu mạn tính
- Thực thể 
o Sờ khối u :nằm dọc khung đại tràng , hay gặp HCP , mạng sườn phải (ít sờ thấy KĐT T) , tính chất : chắc, ít đau , ranh giới rõ , bờ ko đều , di động hoặc ít di động phụ thuộc mức độ xâm lấn
o Bụng có thể chướng nhẹ , manh tràng giãn hơi 
o Thăm TT:phát hiện KĐT xích ma tụt xuống Douglas, u xâm lấn vào âm đạo , túi cùng trực tràng –âm đạo cứng ráp, lổn nhổn  . Phân đen theo tay (nếu ỉa máu )v Bóng TT rỗng (nếu tắc ruột )
o Thăm khám khác: Di  căn gan (gan to , lổn nhổn ) , dịch cổ trướng, hạch thượng đòn , di căn buồng trứng 
- Bệnh nhân có thể đến gđ muộn có biến chứng – là dấu hiệu đầu tiên như : tắc ruột , VPM thủng ĐT, áp xe cạnh khối u , chảy máu , rò …
b. Cận lâm sàng 
- Nội soi đại tràng bằng ống mềm + sinh thiết ( quan trọng => làm kĩ)
o Ưu điểm : Biết được vị trí , số lượng , kích thước tổn thương , cho phép xác định KĐT sớm và sinh thiết CĐXĐ vì phát hiện cả những tổn thương nhỏ . Giúp điều trị :cắt polyp ngừa K, điều trị chảy máu , tìm kiếm và lấy dị vật …
o Chỉ định : 
TH  nghi KĐT ( có triệu chứng rối loạn đi ngoài , thiếu máu CRNN, bất thường trên phim chụp khung ĐT và đau dọc KĐT kéo dài ko rõ nguyên nhân )
Soi kiểm tra định kỳ và theo dõi bệnh nhân có polyp và KĐT đã cắt 
Các bệnh u đại tràng do mọi nguyên nhân , bệnh túi thừa . Tiền sử gđ  KĐT 
o Chuẩn bị bệnh nhân trước soi 
Giải thích bệnh nhân – người nhà 
Ăn nhẹ , ít xơ, làm sạch đại tràng = fortrans uống 2 gói hôm trước  C- T+ 1 gói hôm sau , trước soi 6h
An thần : seduxen 10mg , thuốc chống co thắt Atropin 0,25 mg , Buscopan 20-40 mg; Thuốc giảm đau : viscelalgine 
o Kỹ thuật : bệnh nhân nằm ngửa, nghiêng trái, bơm hơi  đưa máy soi vào quan sát, nhận định tổn thương : vị trí, kích thước, số lượng , dạng tổn thương (sùi, loét, thâm nhiễm)
Sinh thiết : kìm bấm 3-5 mảnh ở các vị trí khác nhau của tổn thương (rìa – tránh hoại tử ) làm GPB xem typ MBH
Tế bào học : quét bề mặt u => phế lam kính => nhuộm giemsa => kính hiển vi => xác định tế bào K
- Chụp khung đại tràng có baryt : ý nghĩa khi xuất hiện cố định tại một điểm trên tất cả các phim
o Chuẩn bị bệnh nhân 
Chế độ ăn không gây tồn đọng trong 2 ngày : nhiều rau, khoai tây , sữa nước sinh hơi 
Thuốc nhuận tràng 2 ngày : MgSO4 ( 7,5 g) 
Thụt thuốc 1000- 1500 l baryt vào đại tràng 
Chụp phim đầy thuốc => với thuốc sau đi ngoài , tư thế khác nhau 
o Hình ảnh 
Hình chit hẹp :Một đoạn đại tràng vài cm bị chit hẹp , vặn vẹo , mất nêp niêm mạc,tiếp nối 2 đầu với đại tràng lành bởi góc nhọn / dấu “()”Tương ứng ung thư thể vòng nhẫn 
Hình khuyết : Một hoặc 2 bên : bờ nham nhở , độ cản quang ko đồng nhất, tạo với  đại tràng lành góc nhón  tương ứng K thể sùi 
Hình cắt cụt :Khẩu kính đại tràng hẹp dần => tắc => thuốc bị dừng lại đột ngột => như ngọn lửa nếnGặp trong tắc ruột do KĐT 
o Chống chỉ định : Thủng tạng rỗng or đã CĐ rõ là KĐT 
o Nhược điểm : Bỏ sót nhiều tổn thương / Hình ảnh giả do phân , co thắt
- Chụp đại tràng đối quang kép :  hình ảnh phải cố định trên các phim chụp 
o Kỹ thuật : sau khi thụt baryt đại tràng => cho bệnh nhân đi ngoài bỏ => bơm 1000-1500ml khí vào đại tràng => chụp film các tư thế khác nhau 
o Ưu điểm : cho phép phát hiện tổn thương nhỏ ( <= 1cm) , gđ sớm
o Hình ảnh : 
Thâm nhiễm cứng khu trú 1 vị trí / thành đại tràng
Một ổ loét / khuyết nhỏ trên thành đại tràng
Sự thay đổi hỗn loạn của các nếp nhăn niêm mạc đại tràng 
Nếu nghi ngờ / thủng đại tràng : dùng thuốc cản quang tan trong nước 
o Chú ý : 
Khi đã có những dấu hiệu rõ là KĐT thì ko nên chụp , nhất là KĐT trái vì có khả năng gây tắc ruột cấp 
Soi đại tràng ống mềm có xu hướng thay thế phim chụp KĐT  nhưng nên phối hợp cả 2 vì soi đại tràng ko đạt được hết toàn bộ KĐT  và nhiều khi triệu chứng soi ko cắt nghĩa được hết triệu chứng 
- Soi tìm máu trong phân : để định hướng CĐ, ko rõ chảy máu từ đâu 
- Xét nghiệm khác : chủ yếu đánh giá mức độ xâm lấn và di căn KĐT  
o Định lượng kháng nguyên bào thai (CEA) : CEA tăng cao trong KĐT nhưng ko đặc hiệu cho KĐT , có thể tăng trong các K tiêu hóa và 1 số bệnh lành tính  chủ yếu cho theo dõi , tiên lượng , phát hiện tái phát sau mổ . Nếu CEA> 100ng/ml gợi ý ko còn khả năng cắt bỏ hoặc đã di căn, CEA< 25ng/ml có khả năng cắt bỏ 
o Xét nghiệm kiểm tra gen : ở người có nguy cơ KĐT di truyền 
o Soi hậu môn  -trực tràng 
o XQ phổi : di căn phổi , Siêu âm bụng tìm di căn gan , XQ bụng có thể phát hiện tắc ruột , 
o MRI CT, đánh giá lan tràn ngoài thành ruột và xâm lấn trong ổ bụng 
o Soi dạ dày – tá tràng – bàng quang – UIV  : nghi ngờ xâm lấn các cơ quan này
o Chụp nhấp nháy đồ - miễn dịch phóng xạ : Dùng kháng thể đơn dòng có đánh dấu phóng xạ tiêm vào mạch  máu -> các kháng thể này gắn vào các kháng nguyên cùng tên do u sinh ra -> dùng máy quét tia gamma để phát hiện 
o CTM : thiếu máu nhược sắc HC nhỏ ,  HCNT (BC, BCTT tăng )
3. Giai đoạn có biến chứng: KĐT phát hiện trong hoàn cảnh có biến chứng => cấp cứu 
- Tắc ruột 
o Thường gặp ở đại tràng góc lách và xích ma 
o Lâm sàng – XQ BKCB : tắc ruột thấp 
o XQ baryt  : hình cắt cụt , khuyết , nham nhở 
o Khi mổ cấp cứu : nguyên  nhân là KĐT 
- VPM do thủng đại tràng 
o Có thể thủng ngay khối u nhưng thường thủng đại tràng phải do giãn 
o Lâm sàng : VPM ( HC NTNĐ, CƯPM , PƯTB , co cứng thành bụng )
o Mổ :
VPM do phân đầy ổ bụng 
Thấy lỗ thủng => đoạn ruột phía trên giãn 
Vị trí tắc : KĐT trên đại tràng tắc 
- Apxe cạnh u 
o Gặp nhiều ở đại tràng phải , đặc biệt là u manh tràng 
o Lâm sàng : 
HCNT : sốt cao ,môi khô , lưỡi bẩn 
Khám bụng : khối đau hố chậu phải => dễ nhầm apxe ruột thừa 
HC bán tắc ruột 
- Rò : ngoài da hoặc vào các tạng lân cận : dạ dày – tá tràng , ruột non- bàng quang . Tr chứng lâm sàng phụ thuộc vào tạng bị rò ( nôn phân , đái cặn phân )
- Chảy máu : thường chảy máu vi thể => thiếu máu mạn tính 
4. Thể lâm sàng theo vị trí 
- K manh tràng Triệu chứng thường xh muộn , phát hiện vì khối ở HCP or thiếu máu mạn tính . Dễ bị nhiễm trùng -> nhầm áp xe ruột thừa 
- Ung thư ở van Bauhin : HC Koenig điển hình . Có thể tắc ruột non do bít tắc /lồng hồi- manh tràng 
- KĐT lên Lâm sàng : táo bón + HC koenig +giãn manh tràng 
- KĐT ngang Thường được phát hiện vì tắc ruột .Dễ thâm nhiễm dạ dày -> dễ nhầm với K dạ dày 
- KĐT xuống :Thường phát hiện muộn vì cơn đau của bán tắc /tắc ruột cấp tính .Ít khi sờ thấy u bụng 
- KĐT sigma :Hay gặp nhất .Lâm sàng : ỉa lỏng , máu tươi lẫn nhày -> dễ nhầm HC lỵ /K trực tràng 
- K nhiều vị trí (< 5%) :Thường phát hiện bằng chụp XQ đại tràng /soi đại tràng với ống soi mềm 
III. CĐPB 
1. K đại tràng phải ( lâm sàng : đau bụng âm ỉ , thiếu máu (+) , rối loạn đại tràng : lỏng chủ yếu )
- Viêm đại tràng 
- VRT thể khối u  người già 
- Lao hồi – manh tràng
- U amip ở manh tràng 
- => siêu âm , nội soi  , gpb => CĐXĐ 
2. K đại tràng trái ( l/ sàng : đau quặn cơn , táo bón – nhày máu – máu tươi )
- Lỵ amip       => thăm TT + soi đại tràng 
- Trĩ
- U sau phúc mạc       siêu âm – CT scan thấy tổn thương
- Thận to 
IV. Điều trị 
1. Điều trị KĐT không có biến chứng
a. Phẫu thuật triệt căn ( lây hết u về đại thể - vi thể )
- Nguyên tắc 
o Cắt bỏ u đại tràng trên dưới u >= 5cm và các tổ chức bị xâm lấn , di căn . Thường phải cắt đại tràng rộng hơn so với yêu cầu vì phải vét hạch và thắt các cuống mạch nuôi dưỡng sát gốc
o U vẫn có thể cắt bỏ khi đã có di căn xa -> ngăn ngừa tắc ruột , chảy máu = PT tạm thời 
o Nạo vét hạch triệt để + cắt mạc treo của đoạn ruột có khối u + mô bạch huyết cùng với việc thắt và cắt các mạch máu đại tràng sát gốc (thực hiện đầu tiên để tránh di căn đường tĩnh mạch )
Với đại tràng (P) : bờ phải cuống mạch mạc treo tràng trên 
Đại tràng (T): thắt cuống mạch mạc treo tràng dưới sát gốc 
o Khi mở bụng  Thăm dò khả năng cắt u . Có 1 u duy nhất hay nhiều u , tìm di căn -> đánh giá gđ bệnh , xác định mức độ lan rộng của ung thư. Ko nên sờ nắn nhiều vào khối u nếu ko cần thiết 
o Lập lại lưu thông tiêu hóa được thực hiện trong cùng thì mổ nếu đại tràng đã chuẩn bị sạch 
- Cụ thể 
o Trước mổ 
Điều chỉnh rối loạn nước – điện giải , dinh dưỡng , truyền máu 
Thụt tháo sạch đại tràng , nhịn ăn ,sonde dạ dày
Kháng sinh dự phòng
o Đại tràng phải : => PT cắt nửa đại tràng phải . Các bước gồm 
Gây mê, mổ đường giữa 
Không nên sờ vào u ,tránh không để TB K rơi vào lòng ruột : sử dụng 2 dải băng mềm buộc thắt kín lòng đại tràng ở 2 phía trước – sau u 
Đánh giá tình trạng và di căn : gan , lách, thận , buồng trứng , phúc mạc 
Cắt đoạn cuối hồi tràng – đại tràng lên – phần phải đại tràng ngang 
Cặp cắt các cuống mạch đại tràng phải sát gốc
Nạo vét hạch tới sát bờ phải của cuống mạch mạc treo tràng 
Nối hồi – đại tràng ngang tận tận or tận bên 
o Đại tràng trái :tùy vị trí u mà chọn 1 trong các PT
Cắt nửa đại tràng trái :Cắt bỏ tứ phần trái từ đại tràng ngang => hết đại tràng xích ma 
Cặp cắt cuống mạch mạc treo tràng dưới sát gốc
Nạo vét hạch ;nối đại tràng ngang – trực tràng(tận tận, tận bên)
Cắt đoạn đại tràng trái cao : áp dụng cho u góc lách 
Cắt phần trái của đại tràng ngang + đại tràng xuống 
Cặp cắt động mạch đại tràng trái trên sát gốc
Nạo vét hạch ; nối đại tràng ngang – đại tràng xích ma 
Cắt đoạn xích ma :Cho K đại tràng xích ma 
Cặp cắt cuống mạch mạc treo tràng dưới , phía dưới chỗ phân nhánh động mạch đại tràng trái trên 
Nạo vét hạch ; nối đại tràng xuống – trực tràng 
o Các phẫu thuật khác
Cắt đoạn đại tràng ngang : ít sử dụng 
Cắt đại tràng gần toàn bộ và toàn bộ : KĐT ở nhiều vị trí ( để lại xích ma ). CĐ : u và nhiều polyp lòng đại tràng
Cắt đại tràng mở rộng : cắt KĐT + cắt bỏ tổ chức ung thư do xâm lấn , di căn xa 
Phẫu thuật hartman : u đại tràng xích ma + phần cao trực tràng 
b. Phẫu thuật tạm thời ( áp dụng cho cả u  đại tràng phải và trái )
- Mục đích : giảm đau , điều trị và dự phòng biến chứng K ( tắc ruột , thủng ruột )
- Cắt không triệt để ( cắt đoạn đại tràng tối thiểu)
o Là cắt u đại tràng => bỏ biến chứng ( tắc ruột , chảy máu , thủng,ap xe ) , không bỏ được di căn 
o CĐ : K di căn nhiều nơi , vẫn còn khả năng cắt bỏ 
o Ưu điểm :Tránh làm hậu môn nhân tạo -->chất lượng cuộc sống tốt hơn 
o Cắt đại tràng và mạc treo tối thiểu để có thể làm miệng nối chắc chắn và được nuôi dưỡng tốt 
- Nối tắt – dẫn lưu trong : Lập lại lưu thông tiêu hóa= nối hồi đại tràng , đại tràng – đại tràng nhằm tạo lưu thông đường tắt , không qua đoạn ruột chứa u gây tắc ruột 
o Chỉ định ; u không còn khả năng cắt bỏ + nối tắt 
o Kỹ thuật:  ĐT(P) nối hồi –đại tràng ngang; ĐT(T) : nối đại tràng ngang – đại tràng xích ma
- Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn trên u 
o CĐ : u không còn khả năng cắt bỏ + nối tắt 
o Kỹ thuật :hậu môn nhân tạo ở đại tràng ngang , đại tràng xích ma tùy theo vị trí u 
2. điều trị KĐT có biến chứng
a. Đặc điểm 
- BN đến trong biến chứng : tắc ruột , thủng VPM , chảy máu => xử trí cấp cứu 
- Đại tràng chưa được chuẩn bị tốt => bẩn 
b. Xử trí cụ thể 
- Tắc ruột 
o Thái độ xử trí  :  Tình trạng đại tràng phía trước khối u , toàn trạng , mức độ xâm lấn , PTV
o Đại tràng phải 
Cắt 1/2 đại tràng phải – nối ngay : đến sớm, toàn trạng tốt, PTV tốt, ruột giãn chưa nhiều , u còn khả năng cắt bỏ
Đến sớm
Toàn thân tốt, phẫu thuật viên kinh nghiệm 
Ruột giãn chưa nhiều 
U còn khả năng cắt bỏ
Nối tắt hồi – đại tràng ngang cho: thể trạng kém, u ko còn k/n cắt bỏ or di căn phúc mạc
o Đại tràng trái : cắt đại tràng (T) 2 thì => gồm các kỹ thuật :
Hậu môn nhân tạo trước u , sẽ cắt đại tràng sau 10-15 ngày 
Cắt đại tràng => đưa 2 đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo , nối lại ở lần mổ sau 
Phẫu thuật hartman : KĐT xích ma : cắt đoạn xích ma + khâu kín đầu trực tràng – hậu môn nhân tạo ở đại tràng 
Nếu u ko quá thấp -> cắt đại tràng gần toàn bộ /toàn bộ . Nối hồi – ĐT sigma hoặc hồi –trực tràng 1 thì => PT quá lớn và nguy hiểm trong đk cấp cứu 
- VPM do thủng :mổ cấp cứu, lau rửa ổ bụng , cắt ĐT cấp cứu đưa 2 đầu làm HMNT nối thì sau
- Rò đại tràng :Rò => mổ làm mất đường rò => phẫu thuật đại tràng : triệt căn hoặc tạm thời 
- Apxe quanh u 
o Không làm thay đổi chỉ định cắt đại tràng và nối ngay
o Chú ý khi mổ : hút sạch mủ trước, chèn gạc kỹ xung quanh khối u => tránh mủ tràn vào ổ bụng ,đặt miệng nối xa vùng có ổ áp xe,  dẫn lưu ruột thật tốt ( vị trí đặt dẫn lưu xa vết mổ )
c. Điều trị hỗ trợ:sau điều trị triệt căn giai đoạn Dukes B-C( gđ có nguy cơ tái phát và di căn cao sau mổ )
- Hóa trị : Đa hóa trị . Phác đồ : 5 FU – levamisole  hoặc 5 FU – acide foliniques  x 6 đợt , cách nhau 25 ngày (mỗi đợt truyền 5 ngày )
- Miễn dịch trị liệu ASLEM ống 0,3 mg x 2 ống / ngày – TB  x 30 ngày .Sau đó 2 lần / tuần  x 2 ống / lần 
d. Theo dõi 
- Biến chứng sau mổ ( sau mổ 30 ngày )
o Chảy máu sau mổ : khoang phúc mạc , vào đường tiêu hóa
o VPM : bục miệng nối , ứ đọng dịch …
- Tiến triển u :
o Thăm khám lâm sàng toàn diện 3 tháng/ lần 
o Định lượng CEA và CA199 : 3 tháng/ lần trong 3 năm đầu và 6 tháng /lần trong >= 4 năm . SỰ tăng lên của CEA và CA199 sau mổ là dấu hiệu sớm chứng tỏ tái phát , di căn xa 
o Siêu âm bụng + XQ BKCB – phổi 3mois/lần x3 năm đầu ,sau đó 3 năm /lần
o Nội soi ống mềm : mỗi năm 1 lần trong 3 năm đầu , sau đó 3 năm 1 lần

Chuyên đề 9 : K trực tràng
I. Đại cương
- Trực tràng là đoạn cuối ống tiêu hóa, tiếp nối đại tràng sigma ngang mức xương cùng 3 . Đường lược hay đường hậu môn trực tràng chia trực tràng thành 2 phần : phần trên là bóng trực tràng , phần dưới là ống hậu môn  
- K trực tràng  là những ung thư nằm ở bóng trực tràng , là K biểu mô tuyến . 
- Là loại K hay gặp ở đường tiêu hóa , đứng sau KĐT, K dạ dày , K gan , gặp nhiều ở nam > 45t
- Yếu tố nguy cơ 
o Các bệnh lí tiền K: polyp trực tràng , viêm loét đại trực tràng chảy máu , bệnh crohn , bệnh polyp đại trực tràng gđ
o Yếu tố môi trường : ăn nhiều thịt , mỡ ĐV làm tăng nguy cơ, ăn rau  bảo vệ 
- Thường CĐ muộn vì dễ bỏ qua,nhầm với trĩ,kiết lị…Muốn CĐ sớm chú ý nhóm nguycơ cao
- Điều trị chủ yếu là PT, điều trị bổ trợ bằng hóa chất và tia xạ đang được nghiên cứu 
1. Giải phẫu bệnh
- Đại thể
o Thể loét thâm nhiễm :loét bờ cao , thành đứng, đáy cứng, gồ ghề, dễ chảy máu 
o Thể u sùi: hay gặp , khối u sùi vào lòng trực tràng , nhiều múi, chân rộng  nền cứng, thường bị loét giữa u 
o Thể thâm nhiễm cứng: ít gặp , 1 vài cm trực tràng dày lên , cứng , phát triển chiếm toàn bộ chu vi , gây hẹp lòng trực tràng nhưng ko bao giờ loét ở bề mặt
- Vi thể 
o K bm tuyến : gặp nhiều nhất 97% , chia ra các loại 
Ung thư liên bào trụ rất biệt hóa 
Ung thư liên bào trụ biệt hóa vừa hoặc ít biệt hóa 
Ung thư liên bào thể nhày 
o Sarcome : ít gặp , chiếm 3% gồm K cơ trơn và K tổ chức bạch huyết
- Sự phát triển của K
o Tại chỗ : K xuât phát từ niêm mạc , xâm lấn dần vào các lớp của thành trực tràng, sau đó là đến tổ chức tế bào xung quanh và tạng lân cận . Phía trước : tiền liệt tuyến , túi tinh , bàng quang ở nam ; tử cung và thành sau âm đạo ở nữ.Phía sau : xâm lấn xương cùng cụt (ít gặp ). 2 bên : tổ chức mỡ quanh trực tràng, cơ thắt, cơ nâng hậu môn  
o Chiều cao : Sự xâm lấn niêm mạc và dưới niêm mạc thường xa hơn so với tổn thương đại thể, nhưng ko vượt quá bờ khối u 2 cm . Đó là cơ sở quan trọng cho chỉ định điều trị 
o Di căn hạch : Sự xâm lấn các nhóm hạch xảy ra từ từ , từ gần tới xa , từ dưới lên trên , bắt đầu từ nhóm hạch ở thành, cạnh trực tràng, sau đó là nhóm hạch dọc động mạch trực tràng trên , mạc treo tràng dưới, động mạch chủ . Sự xâm lán vào nhóm hạch dọc động mạch trực tràng giữa và dưới ít gặp 
o Di căn đường tĩnh mạch : vào tĩnh mạch trực tràng trên để tới tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch trực tràng giữa tới tĩnh mạch chủ dưới  di căn gan và phổi 
o Di căn xa : Di căn phúc mạc , gan , phổi , thường gặp hơn là di căn xương
2. Phân chia giai đoạn ung thư 
- Theo Dukes : A: ung thư còn ở thành trực tràng  ; B: vượt quá thành trực tràng nhưng chưa di căn hạch ; C: di căn hạch; D: di căn xa 
II. Chẩn đoán
1. Lâm sàng 
- Chảy máu trực tràng : máu đỏ tươi dính bao quanh phân , hoặc chảy máu ra ngoài trước khi phân ra( 70% TH , ko đặc trưng , dễ nhầm với trĩ ) 
- HC trực tràng : gặp ở các K trực tràng  thấp , gồm các triệu chứng 
o Cảm giác đau tức âm ỉ ở vùng hậu môn, TSM hoặc trong tiểu khung 
o Mót rặn mà ko ra phân , chỉ ra hơi , chất nhầy hoặc nhầy lẫn máu 
- Rối loạn lưu thông ruột :ỉa lỏng hoặc ỉa lỏng xen lẫn những đợt táo bón , mới xuất hiện và kéo dài , gặp ở K trực tràng  cao 
- Thay đổi  khuôn phân : nhỏ, dẹt hoặc hình lòng máng 
- Toàn thân :Gầy,mệt mỏi, sút cân,sốt kéo dài,thiếu máu ko rõ ng/nhân
- Thăm trực tràng : có thể phát hiện K trực tràng  cách rìa hậu môn  9-10 cm : sờ thấy 1 ổ loét thành cao , đáy cứng và ko đều hoặc 1 khối u sùi , mủn trên nền cứng vượt ra ngoài giới hạn u hoặc 1 đoạn lòng trực tràng hẹp , cứng, niêm mạc cứng và ko di động . Các tổn thương này dễ chảy máu và dính vào găng tay => cần xđ 
o Vị trí, kích thước u , liên quan với chu vi của trực tràng 
o Chiều cao từ bờ dưới u tới rìa hậu môn  , là cơ sở cho điều trị , bờ trên khối u (nếu có thể đưa ngón tay tới ) 
o Tính chất di động của u so với tạng xung quanh nhằm đánh giá mức độ xâm  lấn thành và các tạng lân cận 
- Thăm khám bụng và toàn thân đánh giá di căn gan , dịch ổ bụng , hạch Troisier , hạch bẹn 
2. Cận lâm sàng
- Soi trực tràng ống cứng nhằm 
o Thấy  hình ảnh tổn thương : u sùi,loét bờ cao,đáy ko đều,chảy máu
o Vị trí , kích thước u , liên quan với chu vi trực tràng 
o Chiều cao từ bờ dưới u tới rìa hậu môn  
o Làm sinh thiết 
- Sinh thiết Giúp CĐXĐ , nếu (-) cần nội soi và sinh thiết lại 
- Chụp khung đại tràng có baryt
o Hình ảnh : hình khuyết nham nhở , hình 1 đoạn chít hẹp ko đều , trên phim nghiêng có thể xác định khoảng cách từ bờ dưới u đến bờ trên cơ nâng hậu môn  
o Ngoài ra phát hiện các tổn thương phối hợp như polyp , k đại tràng 
- Định lượng ACE, Ca199 : chủ yếu để theo dõi tái phát , di căn sau mổ 
- Các thăm dò khác đánh giá di căn K
o Siêu âm qua soi trực tràng : xđ mức độ xâm lấn thành và di căn hạch khu vực . Độ nhạy và độ đặc hiệu cao 
o Soi đại tràng ống mềm : phát hiện tổn thương phối hợp ở đại tràng 
o XQ tim phổi , Siêu âm bụng , CT , MRI, Soi bàng quang , chụp UIV đánh giá di căn xa
III. Biến chứng 
- Tắc ruột : Là biến chứng thường gặp của K trực tràng  cao , đặc biệt ở đoạn nối giữa đại tràng sigma và trực tràng . Lâm sàng và XQ BKCB biểu hiện tắc ruột thấp . Thăm trực tràng hoặc chụp đại tràng có thuốc cản quang giúp CĐXĐ 
- Viêm phúc mạc : Do thủng đại tràng bị giãn căng phía trên u Biểu hiện lâm sàng là VPM do phân , tiên lượng rất nặng 
- Nhiễm trùng khối u :Khối u nhiễm trùng gây đau ở vùng khối u , sốt, bạch cầu tăng, có thể có hiện tượng chảy mủ , chất u hoại tử qua HM
- Rò vào cơ quan lân cận : BQ   đái ra phân và hơi ; âm đạo   chảy phân qua âm đạo 
IV. Chẩn đoán 
1. CĐXĐ 
- Phát hiện sớm thg qua soi trực tràng ở nhóm người nguy cơ , ỉa máu và HC trực tràng thg là hoàn cảnh phát hiện bệnh .Các biến chứng tắc ruột , VPM đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh 
- CĐXĐ phải dựa vào thăm trực tràng , soi trực tràng và sinh thiết 
2. CĐPB 
- Các khối u 
o U nhung mao trực tràng : khối u mềm , mịn , chân rộng , tăng tiết nhầy , CĐXĐ dựa vào sinh thiết 
o U cơ quan lân cận : u đại tràng sigma tụt xuống tiểu khung , u buồng trứng, u vùng tiểu khung . Khi thăm trực tràng các u này có thể đầy lồi vào thành trực tràng nhưng niêm  mạc trực tràng vẫn mềm mại và di động
- Loét trực tràng 
o Loét do amip : CĐXĐ dựa vào soi amip trong phân , CĐ huyết thanh và sinh thiết 
o Lao trực tràng :ít gặp , dựa vào sinh thiết
o Viêm loét ko đặc hiệu ở trực tràng
o Bệnh crohn trực tràng 
- Hẹp trực tràng 
o Chít hẹp trực tràng do sẹo mổ ở vùng này 
o Viêm niêm mạc trực tràng sau điều trị tia xạ 
V. Điều trị 
1. Phẫu thuật triệt căn 
- Nguyên tắc :
o Cắt bỏ đoạn trực tràng có u , vượt quá bờ dưới khối u ít nhất 2 cm , phía trên thường cắt bỏ rộng hơn so với yêu cầu 
o Lấy bỏ rộng tổ chức tế bào xung quanh trực tràng 
o Nạo vét hạch rộng , gồm các nhóm hạch sau trực tràng , dọc động mạch trực tràng trên , có thể lên tới gốc động mạch mạc treo tràng dưới . Do vậy phía trên u , phần trực tràng và đại tràng thường phải cắt bỏ rộng hơn so với yêu cầu 
- Các phương pháp 
o Cắt cụt trực tràng đường bụng và tầng sinh môn  ( PT miles ) 
Chỉ định : K trực tràng mà bờ dưới u cách rìa hậu môn < 6 cm 
Kỹ thuật : PT qua đường bụng và tầng sinh môn  , cắt bỏ toàn bộ hậu môn  , trực tràng , đại tràng sigma , cơ thắt, tổ chức mỡ xung quanh và nạo vét hạch , làm hậu môn  nhân tạo vĩnh viễn ở đầu trên đại tràng sigma 
o Cắt đoạn trực tràng 
Chỉ định : K trực tràng mà bờ dưới u cách rìa hậu môn > 6 cm 
Kỹ thuật 
Với u cách rìa hậu môn  > 10 cm , sau khi cắt bỏ đoạn trực tràng có u và đại tràng sigma , tổ chức tế bào xung quanh và nạo vét hạch , việc lập lại lưu thông giữa đại tràng xuống và trực tràng được thực hiện qua đường mổ bụng đơn thuần trong cùng 1 thì 
Với u cách rìa hậu môn  6-10 cm , việc lập lại lưu thông có thể làm 1 thì qua đường mổ bụng đơn thuần hoặc phối hợp với đường hậu môn  . Trong các TH này có thể làm hậu môn  nhân tạo tạm thời ở đại tràng ngang để bảo vệ miệng nối và sẽ đóng lại sau 2 tháng nếu miệng nối ko hẹp . Việc áp dụng kĩ thuật khâu nối bằng máy nối cơ học đã giúp các miệng nối trực tràng thấp ở đáy chậu được thực hiện dễ dàng hơn 
o Phẫu thuật Hartmann 
Sau khi cắt bỏ trực tràng có u , đầu dưới trực tràng được khâu kín lại , đầu đại tràng sigma được đưa ra hố chậu phải làm hậu môn  nhân tạo 
PT  này ngày càng ít làm , chỉ ở bệnh nhân già yếu , tắc ruột 
2. Phẫu thuật tạm thời
- HMNT ở đại tràng sigma chỉ định cho K trực tràng  ko còn khả năng cắt bỏ hoặc K trực tràng  đã thâm nhiễm cơ thắt gây ỉa mất tự chủ 
- Cắt đoạn trực tràng với mục đích điều trị tạm thời hoặc PT hartmann được áp dụng cho K trực tràng  đã di căn nhiều nơi , nhưng khối u còn khả năng cắt bỏ  
3. Điều trị bổ trợ 
- Sau phẫu thuật triệt căn , tỉ lệ sống > 5 năm khoảng 50% , tỉ lệ tái phát từ 20-30% và tăng lên khi ung thư đã xâm lấn hết thành trực tràng , tổ chức tế bào xung quanh và di căn hạch . Do vậy trong TH này phải điều trị bổ trợ nhằm giảm tái phát, kéo dài thời gian sống 
- Điều trị tia xạ : trước mổ và sau mổ đã giảm tái phát tại chỗ đáng kể, nhưng ko kéo dài được thời gian sống thêm sau mổ . Điều trị tia xạ sau mổ thường kết hợp với 5FU
- Điều trị hóa chất : phối hợp 5FU và levamisole hoặc 5FU+ acid folic đã giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ và cải thiện được thời gian  sống 5 năm sau mổ với K trực tràng  Dukes C 
4. Điều trị tại chỗ 
- Chỉ định 
o Điều trị triệt căn cho u < 3cm , chưa vượt quá thành trực tràng , chưa di căn hạch,rất biệt hóa về vi thể và cách rìa hậu môn < 10 cm 
o Với mục đích điều trị tạm thời cho những K trực tràng  ko còn khả năng cắt bỏ hoặc đã di căn xa nhiều nơi , bệnh nhân già yếu , u cách rìa hậu môn  < 10 cm nhằm tránh phải làm hậu môn  nhân tạo 
- Pp
o Phá hủy khối u : hủy bằng đốt điện hoặc Laser ,tia xạ tiếp xúc . Nhược điểm là ko lấy được tổ chức ở đáy diện cắt để xem đã lấy u hết chưa
o Mổ cắt u : qua đường hậu môn  hoặc đường trực tràng ( đường mổ tầng sinh môn  phía sau ) Ưu điểm là lấy được tổ chức u ở diện cắt để xét nghiệm vi thể 
5. Điều trị biến chứng 
- VPM và tắc ruột 
o Làm hậu môn  nhân tạo đơn thuần ở đại tràng sigma , nếu có thể thì cắt u theo phẫu thuật Hartman . Lập lại lưu thông tiêu hóa sẽ được làm ở lần mổ sau khi đại tràng đã được chuẩn bị tốt 
- Kết quả sau mổ 
o Chết do mổ : 5-10% 
o Rò miệng nối : 3-10% 
o Chức năng cơ thắt tốt ở những miệng nối đại trực tràng thấp là 90% , còn lại 10% mất tự chủ về đại tiện 
o Sau phẫu thuật triệt căn tỉ lệ sống sau 5  năm là 50%

Dukes A: 70-90%
Dukes B: 40-60%
Dukes C: 20-30%
Dukes D: 0%

- Theo dõi sau mổ 
o Theo dõi đều đặn để phát hiện tái phát và di căn gồm 
o Thăm khám lâm sàng toàn diện 3 tháng 1 lần 
o Định lượng ACE 3 tháng 1 lần trong 2 năm , sau đó mỗi năm 1 lần để phát hiện tái phát , di căn 
o Siêu âm gan 3 tháng 1 lần trong 2 năm và sau đó mỗi năm 1 lần để phát hiện di căn gan 
o Chụp phổi 6 tháng /lần, sau đó năm/1lần để phát hiện di căn phổi 
o Soi đại trực tràng 6 tháng /lần trong năm đầu , sau đó mỗi năm 1 lần để phát hiện tái phát ở miệng nối và ung thư mới ở phần đại tràng còn lại 

Chuyên đề Ôn thi Bác sĩ nội trú - Môn Ngoại khoa - Ung thư dạ dạy - Trực tràng - Đại tràng


Nguồn Bác sĩ Đa khoa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.