.
.
.
ALS Alzheimer An - day - mo an hoa residence long hai resort website an hoa residence luxury villas Anoa Dussol Perran atlas-sieu-am Bac-si-noi-tru Bai-tap-huu-ich bang-can-nang-thai-nhi benh-als benh-als-la-gi Benh-co-tim Benh-Dau-Mat-Do benh-dau-vai-gay Benh-mach-vanh Benh-mang-ngoai-tim Benh-o-nam-gioi Benh-o-nguoi-gia Benh-o-phu-nu Benh-o-tre-nho Benh-phu-khoa-khac Benh-tim-bam-sinh Benh-tu-cung Benh-van-tim Benh-xa-hoi Bệnh an - dây mơ bệnh viêm phổi cấp tính bệnh viêm phổi lạ Buong-trung Cac-benh-thuong-gap Cac-cung-dong-mach-gan-tay Cac-dong-mach-vanh-tim Cac-hoi-chung-dot-bien-so-luong-nhiem-sac-the Cac-khoi-u-trong-tim Cac-lien-quan-cua-da-day Cac-phuong-tien-giu-tu-cung-tai-cho Cac-thuy-nao Cac-u-lanh-tinh Cac-xoang-tinh-mach-nhom-truoc-duoi Cac-xoang-tinh-mach-so-nhom-sau-tren Cach-chua-dau-mat-do cach-chua-vet-bam-tim cach-lam-tan-mau-bam cach-phong-chong-dich-ebola cach-phong-dich-soi Can-lam-sang-khac can-nang-thai-nhi cap-nhat-dich-benh-ebola cap-nhat-tinh-hinh-ebola Cau-tao-cua-tim Cau-tao-cua-tuy-song Chan-doan-hinh-anh chua-vet-bam-tim chuan-bang-theo-doi-can-nang-thai-nhi Chuyen-khoa Chuyen-khoa-sau Co-nhai Co-the-hoc-thai-binh-thuong Da-lieu Da-thai-song-thai Dam-roi-canh-tay Dam-roi-than-kinh-canh-tay Dam-roi-that-lung Dam-roi-that-lung-cung Danh-nhan-nganh-y Danh-sach-truong-cap-hoc-bong dau-vai-gay day-5 de-thi-bac-si-noi-tru-mon-ngoai-2014 De-thi-nam-2013 De-thi-nam-2014 De-thi-nam2012 Di-tat-he-co-xuong Di-tat-he-ho-hap Di-tat-he-than-kinh Di-tat-he-tiet-nieu-sinh-duc Di-tat-he-tieu-hoa Di-tat-he-tuan-hoan Di-tat-khuyet-thanh-bung dịch SARS dich-benh-nguy-hiem Dich-Dau-Mat-Do dich-ebola dich-soi dieu-tri-benh-ebola dieu-tri-ebola Dinh-duong-cho-co-the Dong-mach-canh-chung Dong-mach-canh-tay Dong-mach-canh-trong Dong-mach-chay-sau Dong-mach-chay-truoc Dong-mach-cua-da-day Dong-mach-dui Dong-mach-khoeo Dong-mach-nach Dong-mach-quay Dong-mach-tru Dong-mach-tu-cung Du-hoc Duong-dan-truyen-cam-giac-dau-nhiet Duong-dan-truyen-cam-giac-sau-co-y-thuc Duong-dan-truyen-cam-giac-xuc-giac Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-co-than-chi Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-o-dau-mach duong-laylan-virus-ebola ebola Gioi-han-va-phan-chia-vung-co-truoc-ben Guinea He-thong-tinh-mach-don Hinh-anh-sieu-am-bat-thuong-va-di-tat-phat-hien-som-trong-3-thang-dau Hinh-anh-sieu-am-binh-thuong-trong-3-thang-dau-tam-ca-nguyet-I Hinh-the-ngoai-cua-tim Hinh-the-ngoai-dai-nao Hinh-the-va-lien-quan-cua-tu-cung Hoa-sinh Hoi-dap International-SOS-tuyen-dung Khop-goi Khop-hong Kiem-tra-dinh-ki Kinh-nghiem-apply-ho-so Kinh-nghiem-on-thi Kinh-nguyet Lao-khoa Liberia Lien-quan-cua-khoi-ta-trang-co-dinh-va-dau-tuy Lien-quan-cua-Than Mac-noi-nho mau-benh-an mau-benh-an-san mau-benh-an-san-phu-khoa Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung-cung Mo-ta-mot-so-co-dui Mo-ta-tam-giac-dui-va-ong-co-khep moi-vai-gay Mon-giai-phau Môn Nội khoa - Tài liệu ôn thi bác sĩ nội trú - Đại học Y Hà Nội Ngan-hang-cau-hoi Ngan-hang-de-thi Ngoai Ngoai-khoa Nguồn Bác sĩ đa khoa Chuyen-khoa người phụ nữ huyền thoại Nhan-khoa Nhi Nhi-khoa Nigeria Nina-Pham Nina-Phạm Noi Noi-khoa Ong-ben Ong-nguc Pha-thai phac-do-dieu-tri-dich-ebola Phan-doan-va-lien-quan-cua-nieu-quan phap-do-dieu-tri-virus-ebola phòng chống viêm phổi lạ phong-chong-dau-mat-do phong-chong-say-xe phong-dich-ebola phong-dich-soi phong-virus-ebola phu-ebola Phu-khoa phu-mo-ebola Rang-ham-mat Sach-y-khoa San San-phu-khoa sanctuary SARS Say-xe Sierra Leone Sieu-am-doppler-trong-san-phu-khoa Sieu-am-mach-mau Sieu-am-Mmode Sieu-am-nhau-thai-oi-day-ron Sieu-am-o-bung Sieu-am-phan-phu-tu-cung-buong-trung Sieu-am-thai Sieu-am-tim siêu âm bác sĩ phương siêu âm thai Sinh-ly So-sanh-than-kinh-giao-cam-va-doi-giao-cam So-sanh-than-kinh-than-the-va-than-kinh-tu-chu sos-tuyen-dung Suc-khoe-dinh-duong Suc-khoe-sinh-san Tai-lieu-on-thi Tai-mui-hong Tam-than-hoc Than-kinh-giua Than-kinh-ham-duoi Than-kinh-ham-tren Than-kinh-mat Than-kinh-quay Than-kinh-tru Than-kinh-tu-chu-cua-tim Thong-tin-y-te Thuc-quan thuoc-tri-HIV Tieng-anh Tieng-phap tim-hieu-benh-als tim-hieu-dau-vai-gay Tin-tuc Toan trieu-chung-dau-mat-do Trung-that Truyen-nhiem Tui-mac-noi Tuyen-dung vaccine-dieu-tri-virus-ebola vet-bam-tim Vi-tri-va-hinh-the-ngoai-cua-tuy-song viêm phổi cấp tính viêm phổi lạ virus corona virus-Adenovirus virus-ebola vu hán trung quốc vũ hán trung quốc WHO Y-hoc-di-truyen Y-hoc-pho-thong Y-ta-my

Chuyên đề 6: Bệnh tim và thai nghén
1.   Ảnh hưởng qua lại giữa bệnh tim và thai nghén trong thời kì mang thai
a.   Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim
-      Ảnh hưởng lên hệ tiểu tuần hoàn
o   ứ máu ở tiểu tuần hoàn : XQ phổi – 2 rốn phổi đậm
o   thở nhanh -> thông khí phổi tăng -> PCO2 ở máu mẹ giảm
o   Thở nông -> thông khí tối đa giảm-> giảm thích nghi với gắng sức
o   Cơ hoành lên cao gây chèn ép phổi ->diện thông khí giảm
o   Giảm khả năng trao đổi oxy -> nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa
-      ảnh hưởng lên hệ đại tuần hoàn
o   Tăng diện tích tuần hoàn: do thai , bánh rau , tử cung  , vú phát triển theo tuổi thai làm tăng diện tích tưới máu của tim và tuần hoàn
o   Tăng khối lượng tuần hoàn 40%:chủ yếu là tăng huyết tương-> giữ nước trong cơ thể sản phụ , HC chỉ tăng 20% , hct giảm 30-25%
o   Tốc độ tuần hoàn tăng do hiện tượng shunt nối động mạch –tĩnh mạch ở hồ huyết và tử cung 
o   Huyết áp không thay đổi do thể tích tuần hoàn tăng nhưng trở lực ngoại biên giảm , áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng nên phù 2 chân
o   Tư thế tim : chuyển từ tư thế đứng sang nằm do tử cung  đẩy cơ hoành lên cao. Các mạch máu có đường kính lớn từ tim ra bị gập nhẹ buộc tim phải làm việc nhiều hơn, lực co bóp phải lớn hơn để bơm máu
o   Tăng nhịp tim : tăng  10 nhịp /phút so với thời kì chưa có thai
o   Lưu lượng tim tăng: Do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ , thai , phần phụ và khối lượng máu tăng : Bình thường 4,5 lít/phút , có thai trung bình khoảng 5,5 lít/phút
o   Công của tim = tần số tim x lưu lượng tim => công của tim tăng do lưu lượng tim tăng
o   Tăng đông máu : do tăng các yếu tố đông máu và hoạt động của hệ tiêu sợi huyết giảm
-      => những biến động trên chỉ thích nghi được ở những thai phụ bình thường , các thai phụ bị bệnh tim khó thích nghi được -> các tai biến tim sản : suy tim , phù phổi cấp , loạn nhịp tim …
b.   Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén
-      Mẹ bệnh tim => thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng mô ,tùy mức độ có thể gây
o   Thai bất thường :  dị dạng , dị tật
o   Thai SDD , suy thai mạn tính , thai lưu
o   Dọa sảy , sảy thai
o   Dọa đẻ non , đẻ non
2.   chẩn đoán
a.   Lâm sàng
-      Tiền sử : Bệnh tim hoặc ko rõ
-      Khó thở : tăng dần , đặc biệt từ tháng 5 trở đi
-      Tức ngực : do tim bị chèn ép
-      Nặng chân-> Phù : lúc đầu 2 chi dưới , sau lan lên bụng , 2 tay
-      Tím môi , đầu chi tùy mức độ , toàn thân mệt mỏi
-      Nghe tim : Rối loạn nhịp tim + tiếng tim bệnh lí
-      Nghe phổi : ral ẩm do ứ đọng máu / biểu hiện phù phổi cấp
-      Dh suy tim(P): Gan to , tĩnh mạch cổ nổi , phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+)
b.   Cận lâm sàng
-      XQ ngực: Tim to,bè ra , cơ hoành lên cao .Rốn phổi đậm , mờ 2 đáy phổi
-      Siêu âm tim : giãn các buồng tim , chức năng tâm thu thất giảm , các tổn thương van tim , bệnh tim bẩm sinh
-      ECG: tăng gánh các buồng tim , rối loạn nhịp tim
3.   Xử trí
a.   Nội khoa
-      Mục đích : dự phòng và điều trị các tai biến có thể xảy ra
-      Theo dõi sát hàng tuần từ khi có thai ->phát hiện và điều trị sớm các tai biến : khám thai đều đặn , khám tim , điều trị tất cả các bệnh tim có suy tim khi mang thai
-      Nghỉ ngơi , ăn nhạt  , theo dõi nước tiểu hàng ngày
-      Chế độ điều trị
o   Trợ tim
§  Nhịp nhanh đều/loạn nhịp nhanh: digoxin 10mg x 1-2 v/ngày
§  Nhịp chậm : uabain 0,25mg x  2 ống/ngày tiêm tmc
o   Lợi tiểu : Lasix 20mg x 1-4 ống/ngày + kalium 4-6 viên/ngày . dùng từng đợt , ko nên dùng kéo dài vì gây thiểu ối
o   An thần : diazepam 5mg x 1v/ tối
o   Phòng nhiễm khuẩn : kháng sinh  b-lactam
o   Phòng huyết khối : sintrom  hoặc heparin
o   Nâng cao thể trạng : dinh dưỡng , vitamin
b.   Sản khoa
-      Phương châm :Bảo vệ mẹ là chính ,chiếu cố đến con tùy vào suy tim . Lấy thai ra bằng pp nhanh nhất, an toàn nhất, rút ngắn t/gian chuyển dạ
-      Cụ thể
o   Thai phụ chưa suy tim
§  Con rạ : ĐCTN bất kì tuổi nào , nếu thai đã gần đủ tháng thì điều trị nội tích cực à nếu đáp ứng thì giữ thai tới đủ tháng và MLT chủ động , nếu ko đáp ứng thì ĐCTN
§  Con so : Có thể giữ thai nhưng cần  chăm sóc và theo dõi  của bác sĩ sản và tim mạch, nên chăm sóc tại viện ít nhất 1 tháng trước đẻ
o   Thai phụ đã bị suy tim
§  Con rạ : như chưa suy tim
§  Con so : cân nhắc kĩ
·        Suy tim độ 1,2 :
o   Thai < 6 tháng nên đình chỉ thai  cứu mẹ
o   Thai > 6 tháng -> điều trị tích cực , nếu đáp ứng  giữ thai đến đủ tháng , ko đáp ứng -> đình chỉ
·        Suy tim độ 3,4 :ĐCTN bất kì tuổi thai sau khi đã điều trị tích cực suy tim cho thể trạng khá hơn
-      Các biện pháp đình chỉ thai nghén tùy tuổi thai, tình trạng mẹ, nhu cầu có con mà :
o   Hút thai và triệt sản
o   Nạo thai và triệt sản
o   Mổ cắt tử cung cả khối
o   Mổ lấy thai và cắt tử cung  bán phần
-      Lưu ý khi tiến hành ĐCTN
o   Phòng ngừng tim đột ngột : khi chạm vào cổ tử cung để cặp /nong dễ kích thích, gây phản xạ ngừng tim đột ngột ->cần tiền mê và gây mê trước khi làm thủ thuật
o   Phòng huyết khối :Huyết khối thường gặp ở những ngày sau khi làm thủ thuật => dự phòng bằng
§  Heparin 5000-10.000 UI/ngày tiêm dưới da chia 2 lần cách 12h trong 2 ngày rồi nghỉ thuốc trước thủ thuật 1 ngày. Sau thủ thuật 24h thêm heparin 5000-10.000 UI/ngày x 2 ngày
§  Nếu chảy máu , APTT kéo dài :ngừng heparin -> dùng protamin sulfat để trung hòa
§  Thuốc khác :sintrom, wafarin . Theo dõi nếu chảy máu , prothrombin giảm < 25% phải ngừng ngay và tiêm vitamin K .
o   Phòng nhiễm khuẩn : Đảm bảo vô khuẩn + Kháng sinh dự phòng
c.   Điều trị ngoại khoa
-      Hiện nay , bệnh tim đã được điều trị ngoại khoa có kết quả tốt
-      Thai phụ bị bệnh tim mà tuổi thai < 7 tháng vẫn còn chỉ định mổ
o   Nguy cơ sau mổ tim tương đương với mổ tim ngoài thời kì thai nghén
o   Sau mổ tim : các tai biến tim sản giảm
d.   Phòng bệnh
-      Tuyến cơ sở: nâng cao tuyên truyền , quản lí sức khỏe toàn dân , đặc biệt PN bệnh tim cần có kế hoạch cho việc sinh đẻ và nuôi con
-      Tuyên truyền giáo dục : Về những biến cố tim sản cho nam nữ thanh niên. Có kế hoạch phòng ngừa có thai có PN bị bệnh tim khi đã có 1 con
-      Đăng kí quản lí thai sớm: Để phát hiện PN mắc bệnh tim có thaià chăm sóc thích hợp tránh để biến cố xảy ra  
-      Sau đẻ : Sản phụ phải được chăm sóc, theo dõi , khám định kì về các biến cố tim sản có thể xảy ra trong quá trình nuôi con = sữa mẹ
-      Nên có BPTT thích hợp cho PN bệnh tim ,CCĐ thuốc tránh thai,DCTC
II.           Bệnh tim sản trong thời kì chuyển dạ và sau đẻ, hướng xử trí
1.   Ảnh hưởng qua lại của bệnh tim và thai nghén trong chuyển dạ và sau đẻ
a.   Ảnh hưởng thai nghén lên bệnh tim
-      Khi chuyển dạ
o   Tăng nhu cầu O2 do tử cung  co bóp, do đau khiến sản phụ kêu la  -> tần số tim tăng (>110-> suy tim )+ thở nhanh -> kiềm hô hấp –> ảnh hưởng đến hoạt động của tim
o   Lúc tử cung  co máu dồn về tuần hoàn mẹ , hết cơn co ngược lại -> rối loạn huyết động
o   Lưu lượng tim tăng -> công cơ học tim tăng đột ngột và liên tục -> suy tim , PPC…
o   Tăng áp lực các buồng tim nhất là trong HHL làm tăng áp lực nhĩ T-> ứ máu phổi , PPC, ứ máu ở nhĩ phải , thất phải -> gan to . Trong khi đó máu từ thất T bơm ra ít , gây thiếu máu tuần hoàn mà nhu cầu oxy ở mô cao đòi hỏi thất T làm việc nhiều->suy tim cấp toàn bộ
o   Tăng co bóp và nhịp nhanh sẽ hết sau đẻ nhưng hậu quả là dễ bị suy tim , PPC, loạn nhịp
-      Thời kì sổ rau
o   Tuần hoàn tử cung  -rau ngừng đột ngột . Mất máu nhiều khi bong rau -> thiếu HC
o   Tử cung  co-> dồn máu về tuần hoàn mẹ + giảm áp ổ bụng -> máu từ 2 chân dồn về tim phải => sự thay đổi đột ngột này chỉ người khỏe mạnh mới thích nghi được , còn người bệnh tim , nhất là hẹp 2 lá -> dễ ngừng tim, suy tim cấp , phù phổi cấp
o   Khi rau bong , mạch máu vùng rau bám thực hiện tắc mạch sinh lí , các yếu tố đông máu hoạt động mạnh -> dễ tạo huyết khối . Các nút cầm máu vùng rau bám dễ nhiễm khuẩn
o   Đây là thời kì nguy hiểm nhất trong biến cố tim sản
-      Thời kì hậu sản
o   Dự trữ năng lượng của tim kiệt quệ . Rối loạn huyết động trong cuộc đẻ còn tồn tại -> vẫn nguy cơ suy tim , phù phổi cấp
o   V tuần hoàn giảm dần , nhu cầu oxy vẫn cao do 2 vú phát triển , thể tích gian bào giảm dần do giảm estrogen
b.   Ảnh hưởng bệnh tim lên thai nghén
-      Trong chuyển dạ  -> suy thai cấp tính trong chuyển dạ /thai chết lưu trong chuyển dạ
-      Thời kì hậu sản
o   Mẹ ko có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ => SDD cho con
o   Thời kì hậu sản dễ bị băng huyết, viêm tắc tĩnh mạch
2.   Xử trí
a.   Nguyên tắc : Cứu mẹ là chính , chiếu cố đến con . Lấy thai = pp nhanh và an toàn nhất
b.   Khi chuyển dạ
-      Đáp ứng đủ nhu cầu oxy do CCTC và sự chịu đựng của người mẹ
o   Trợ tim : digoxin /uabain
o   Nằm đầu cao 30 độ , thở oxy qua nước có cồn
o   Giảm đau + an thần (seduxen 5mg )
-      Đặt monitoring ->theo dõi :DHST, tim thai , cơn co tử cung  
-      Kháng sinh: b-lactam
-      Nếu thai ngôi chỏm , các yếu tố chuyển dạ thuận lợi , khi CTC mở 4 cm -> bấm ối rút ngắn chuyển dạ , giảm RL huyết động và gánh nặng cho tim
c.   Giai đoạn sổ thai
-      Khi đủ điều kiện -> đặt forceps lấy thai ra tránh gắng sức cho mẹ
-      Tránh rối loạn huyết động khi sổ thai bằng cách đặt túi cát lên bụng bệnh nhân đồng thời hạ 2 chân bệnh nhân xuống thấp để máu ít dồn về bụng
-      Hạn chế tối đa mổ lấy thai , chỉ mổ khi không đủ điều kiện đẻ đường dưới
d.   Thời kì sổ rau
-      Tôn trọng sinh lí sổ rau bình thường
-      Sau sổ rau kiểm tra bánh rau kĩ phòng sót rau , sót màng
-      Hạn chế kiểm soát tử cung  vè dễ gây nhiễm khuẩn
e.   Thời kì hậu sản
-      Theo dõi toàn trạng, sự coi hồi tử cung  và chảy máu âm đạo
-      Kháng sinh phòng nhiễm khuẩn : b-lactam
-      Sản phụ vận động sớm nếu tình trạng cho phép => phòng huyết khối
-      Nuôi con bằng sữa mẹ
o   Mẹ ko suy tim à cho bú 3 tháng đầu
o   Mẹ bị suy tim độ 1,2 -> có thể cho bú trong 3 tháng đầu nếu được
o   Suy tim độ 3,4 -> ko được cho bú  
o   Theo dõi cẩn thận , nếu có dhiệu bất thường -> ngừng cho bú
-      Tránh thai : triệt sản là tốt nhất, thực hiện khi tình trạng mẹ ổn định . Nếu ko triệt sản mà dùng BPTT tạm thời thì ko được dùng DCTC , thuốc tránh thai mà phải dùng BCS, xuất tim ngoài âm đạo  …
III.          Các tai biến và cách xử trí
-      Yếu tố thuận lợi gây tai biến
o   Tuổi cao , con so ít biến cố hơn con dạ , đẻ nhiều nguy cơ cao hơn
o   Mức độ nặng nhẹ của bệnh tim và loại bệnh tim (nặng nhất : hẹp 2 lá khít )
o   Tuổi thai : càng lớn càng dễ tai biến
o   Thời kì thai nghén: 25% khi có thai , 50% khi sổ rau , 25% sau đẻ
o   Yếu tố khác : sợ hãi,căng thẳng , điều kiện sinh hoạt , nghỉ ngơi , dinh dưỡng
1.   Suy tim
a.   Định nghĩa : Là tình trạng bệnh lí trong đó cơ tim giảm hay mất khả năng cấp máu đi nuôi cơ thể lúc gắng sức và sau đó là ngay cả lúc nghỉ ngơi
b.   Phân loại suy tim theo NYHA
-      Chưa suy tim : Bệnh nhân bị bệnh tim , hoạt động thể lực bt ko bị hạn chế
-      độ 1: bị bệnh tim ,hoạt động thể lực bị hạn chế nhẹ , nghỉ ngơi thì hết
-      độ 2: bị bệnh tim ,hoạt động thể lực bị hạn chế trug bình,nghỉ ngơi thì hết
-      độ 3 :bị bệnh tim , hoạt động thể lực thông thường bị hạn chế đáng kể.
-      độ 4 :bị bệnh tim , phải nghỉ ngơi hoàn toàn /ngồi cũng khó thở
c.   Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi
-      Nhiễm khuẩn : đường hô hấp , viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
-      ứ huyết : đưa dịch vào quá nhiều do uống , truyền
-      quá gắng sức : hoạt động thể lực , tinh thần
-      Béo bệu
-      RLNT, tắc mạch huyết khối , thiếu máu , cường giáp
d.   CĐXĐ
-      Suy tim cấp : Thường xảy ra khi đẻ ở người bị suy tim từ trước còn bù nay mất bù
o   Đau ngực , khó thở đột ngột
o   Phù , tiểu ít
o   Nhịp tim nhanh , tiếng ngựa phi, tiếng tim bệnh lí
o   Gan to nhanh  , tĩnh mạch cổ nổi , phản hồi gan –tĩnh mạch cổ (+)
o   Phổi có thể ral ẩm
o   XQ tim phổi : tim to , ứ huyết phổi , cơ hoành lên cao
o   Siêu âm : chức năng tâm thu thất giảm , các tổn thương ở tim  
o   ECG: tăng gánh các buồng tim , rối loạn nhịp tim
-      Suy tim mạn
o   Có thể có tiền sử suy tim , đẻ nhiều lần
o   Khó thở nhiều
o   Tiểu ít, phù toàn thân
o   Phổi có ral ẩm
o   Gan to , tĩnh mạch cổ nổi , phản hồi gan –tmc (+)
o   XQ : tim to toàn bộ , phổi ứ huyết
o   Điều trị kém hiệu quả
e.   Xử trí
-      Điều trị suy tim
o   Suy tim nhịp nhanh : Dùng digoxin viên/ống 0,25 mg
§  CCĐ: nhịp chậm , bloc AV ,K+ máu thấp ,  NMCT  ,rung nhĩ, rung thất
§  Liều :
·        Tấn công : 0,25mg x 2 lần/ngày x 1-2 ngày
·        Duy trì : 0,25 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày , nghỉ 2 ngày
·        Tiếp theo : 0,25mg x 1 lần cách ngày , hoặc dùng 5 ngày nghỉ 2 ngày
§  Theo dõi : Nếu xuất hiện ngoại tâm thu phải dừng ngay
o   Cơn nhịp nhanh (> 120 l/ph) : dùng Cedilanid 0,4 mg x 1-4 ống/ngày ( tmc , tăng liều dần đến khi có hiệu quả )
o   Suy tim nhịp chậm : uabain 0,25mg x 2 ống/ngày
o   Lợi tiểu : Lasix tiêm/uống 20-80 mg /ngày , dùng kèm K+
o   Thở oxy :ngắt quãng qua sonde mũi
o   An thần : seduxen 5mg
o   Chăm sóc : ăn nhạt , nghỉ ngơi , hạn chế vận động
o   Đánh giá điều trị
§  Nếu đáp ứng điều trị , thai gần đủ tháng thì tiếp tục điều trị nội khoa giữ thai đến đủ tháng rồi chủ động MLT
§  Nếu ko đáp ứng -> đình chỉ thai nghén cứu mẹ là chính
-      Điều trị sản khoa : (xem câu chung)
2.   Phù phổi cấp
a.   Đại cương
-      Xuất hiện trong suy tim or phù phổi cấp đơn thuần
-      Là tai biến nặng nề nhất, thường ở bệnh nhân hẹp 2 lá khít
-      Khởi đầu = ứ máu nhĩ trái -> ứ máu phổi -> phù phổi cấp gây thiếu oxy , khó thở
b.   Triệu chứng
-      Cơ năng
o   Hay xảy ra đột ngột vào buổi sáng
o   Tiền triệu:khó chịu , lo lắng, tức ngực , ngứa cổ , ho húng hắng
o   Rồi đột ngột khó thở , phải ngồi dậy để thở, khạc ra bọt loãng lẫn màu hồng
-      Toàn thân : Mặt xanh tím , vã mồ hôi , vật vã, thở nhanh nông
-      Thực thể
o   2 phổi đầy ral ẩm , từ đáy phổi dâng lên nhanh khắp 2 phế trường như thủy triều dâng , gõ vang
o   Tim : loạn nhịp , tiếng ngựa phi , tiếng tim bệnh lí trước đó
-      XQ tim phổi : phổi mờ toàn bộ , bóng tim to
-      Thể lâm sàng
o   Nhẹ : khó thở ít, khạc ra máu(bọt hồng) sau gắng sức
o   Tối cấp : đầy đủ triệu chứng , tiến triển nhanh ->tử vong
c.   Xử trí :nhanh , chính xác
-      Hạ áp lực tiểu tuần hoàn: Garo 3 chi luân hồi + tư thế fowler . Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch liều cao sao cho lượng nước tiểu 1h đầu là 1, 5-2 lít
-      Hỗ trợ hô hấp : Thở oxy qua cồn , hút đờm dãi . Đặt NKQ nếu cần
-      An thần , chống xuất tiết : morphin 10mg tĩnh mạch / tiêm bắp ; atropin 0,25mg
-      Trợ tim : Uabain /digoxin tùy mạch lúc đó
-      Đánh giá sau điều trị
o   Nếu đang mang thai : sau điều trị phù phổi cấp ổn định nên điều trị 3-5 ngày nữa cho ổn định rồi mổ lấy thai cứu mẹ
o   Nếu đang chuyển dạ : điều trị nội khoa tích cực như trên , trì hoãn cuộc đẻ để tránh rối loạn huyết động trong chuyển dạ và khó khăn trong gây mê, đình chỉ thai nghén khi cơn phù phổi cấp qua đi
-      Nếu bệnh nhân có tiền sử phù phổi cấp : nay có thai rất dễ tái phát phù phổi cấp -> nên đình chỉ thai nghén khi đủ điều kiện
3.   Rối loạn nhịp tim
a.   Chẩn đoán
-      Loạn nhịp đều : dựa vào tần số mạch trên ECG
o   Nhịp nhanh > 100 chu kì /phút (rung nhĩ, cơn Bouveret )
o   Nhịp chậm < 60 ck /phút (bloc nhĩ thất)
-      Loạn nhịp ko đều : ngoại tâm thu
o   Cảm giác trống ngực , cảm giác hụt hẫng , nếu đang ngủ giật mình
o   Thực thể :Nghe tim , bắt mạch thấy nhịp ko đều , có lúc bỏ nhịp. NTT> 5% là bệnh lí. NTT kép ->nguy cơ cao hơn
o   ECG:NTT trên thất :QRS ko biến dạng ; NTT thất:QRS biến dạng
-      Loạn nhịp hoàn toàn
o   Do rung nhĩ , phân li nhĩ thất
o   Bệnh nhân thấy hồi hộp , khó chịu
o   Mạch quay nhanh , ko đều , nhịp tim ko đều cả thời gian và biên độ
o   ĐTĐ : Mất sóng P ở các đạo trình thay =sóng f, khoảng R-R ko đều
b.   Xử trí  
-      Khó , cần hội chẩn chuyên khoa tim mạch
-      Có thể dùng thuốc : digoxin , amidazon , lidocain , propanolon
-      Cơn Bouverett -> ấn 2 nhãn cầu
-      Can thiệp : máy tạo nhịp
4.   Tắc mạch do huyết khối
-      Thường gặp ở tuần thứ 2 sau đẻ, sau mổ đẻ / tuần đầu sau nạo phát thai
-      Hay gặp ở bệnh nhân hẹp 2 lá , LNHT
a.   Triệu chứng
-      Đau nơi tắc : lúc đầu đau cơn , sau đau liên tục
o   Tắc mạch não -> nhức đầu
o   Tắc mạch vành -> đau ngực
o   Tắc mạch mạc treo -> đau bụng
-      Hậu quả của tắc mạch
o   Tắc mạch não -> dấu hiệu thần kinh  khu trú
o   Tắc mạch vành -> ngừng tim , hạ huyết áp
o   Tắc mạch mạc treo -> bụng ngoại khoa
o   Tắc mạch phổi -> nhồi máu phổi : khó thở , ho máu , đau ngực
o   Tắc mạch chi : chủ yếu chi dưới ->  đau , mất cảm giác, hoại tử chi 
b.   Xử trí
-      Thuốc tiêu huyết khối :có thể dùng urokinase, streptokinase
-      Điều trị triệu chứng : chống đau , chống loét, chống nhiễm khuẩn , cố định chi bị huyết khối, hô hấp hỗ trợ
-      Dự phòng huyết khối : Khống chế tỉ lệ PT< 60%
o   Sintrom:  liều tùy tỉ lệ prothrombin của bệnh nhân . Nếu biến chứng chảy máu àtiêm vitamin K , chống chỉ định khi thai còn trong tc
o   Heparin : trước khi mổ lấy thai , sau mổ /sau đẻ:
§  Liều 5000-10000 UI /ngày x 2 ngày , nghỉ 1 ngày trước MLT
§  Theo dõi :chảy máu + thời gian APTT
§  Chảy máu -> trung hòa = protamin sulfat 1mg /100UI
5.   Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
a.   Nguyên nhân
-      Thời kì hậu sản , vi khuẩn dễ phát triển ở nút cầm máu , vùng rau bám   -> vào máu -> viêm nội tâm mạc bán cấp
-      Do sức đề kháng sản phụ giảm
b.   triệu chứng
-      Sốt cao , rét run , thể trạng nhiễm trùng
-      Sản dịch hôi . Tử cung  co hồi chậm , cổ tử cung hé mở
-      CTM : BC tăng cao , nhất là đntt
-      Cấy máu tìm vi khuẩn , làm KSĐ
-      Siêu âm tim : ổ sùi van tim , cục huyết khối
c.   Xử trí
-      Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn : cắt tử cung 
-      Kháng sinh  :Theo KSĐ ,nếu chưa có thì ks toàn thân , phổ rộng phối hợp
-      Điều trị triệu chứng : Hạ sốt, an thần, nâng cao thể trạng
-      Tiên lượng xấu -> dự phòng là chính
o   Vô khuẩn tốt trong chuyển dạ
o   Thực hiện đúng chỉ định sản khoa

o   Kháng sinh  dự phòng 
Bệnh tim và thai nghén - Môn Sản Phụ Khoa - Tài liệu ôn thi Bác sĩ nội trú và Cao học - Đại học Y Hà Nội

Nguồn Bác sĩ đa khoa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.