.
.
.
ALS Alzheimer An - day - mo an hoa residence long hai resort website an hoa residence luxury villas Anoa Dussol Perran atlas-sieu-am Bac-si-noi-tru Bai-tap-huu-ich bang-can-nang-thai-nhi benh-als benh-als-la-gi Benh-co-tim Benh-Dau-Mat-Do benh-dau-vai-gay Benh-mach-vanh Benh-mang-ngoai-tim Benh-o-nam-gioi Benh-o-nguoi-gia Benh-o-phu-nu Benh-o-tre-nho Benh-phu-khoa-khac Benh-tim-bam-sinh Benh-tu-cung Benh-van-tim Benh-xa-hoi Bệnh an - dây mơ bệnh viêm phổi cấp tính bệnh viêm phổi lạ Buong-trung Cac-benh-thuong-gap Cac-cung-dong-mach-gan-tay Cac-dong-mach-vanh-tim Cac-hoi-chung-dot-bien-so-luong-nhiem-sac-the Cac-khoi-u-trong-tim Cac-lien-quan-cua-da-day Cac-phuong-tien-giu-tu-cung-tai-cho Cac-thuy-nao Cac-u-lanh-tinh Cac-xoang-tinh-mach-nhom-truoc-duoi Cac-xoang-tinh-mach-so-nhom-sau-tren Cach-chua-dau-mat-do cach-chua-vet-bam-tim cach-lam-tan-mau-bam cach-phong-chong-dich-ebola cach-phong-dich-soi Can-lam-sang-khac can-nang-thai-nhi cap-nhat-dich-benh-ebola cap-nhat-tinh-hinh-ebola Cau-tao-cua-tim Cau-tao-cua-tuy-song Chan-doan-hinh-anh chua-vet-bam-tim chuan-bang-theo-doi-can-nang-thai-nhi Chuyen-khoa Chuyen-khoa-sau Co-nhai Co-the-hoc-thai-binh-thuong Da-lieu Da-thai-song-thai Dam-roi-canh-tay Dam-roi-than-kinh-canh-tay Dam-roi-that-lung Dam-roi-that-lung-cung Danh-nhan-nganh-y Danh-sach-truong-cap-hoc-bong dau-vai-gay day-5 de-thi-bac-si-noi-tru-mon-ngoai-2014 De-thi-nam-2013 De-thi-nam-2014 De-thi-nam2012 Di-tat-he-co-xuong Di-tat-he-ho-hap Di-tat-he-than-kinh Di-tat-he-tiet-nieu-sinh-duc Di-tat-he-tieu-hoa Di-tat-he-tuan-hoan Di-tat-khuyet-thanh-bung dịch SARS dich-benh-nguy-hiem Dich-Dau-Mat-Do dich-ebola dich-soi dieu-tri-benh-ebola dieu-tri-ebola Dinh-duong-cho-co-the Dong-mach-canh-chung Dong-mach-canh-tay Dong-mach-canh-trong Dong-mach-chay-sau Dong-mach-chay-truoc Dong-mach-cua-da-day Dong-mach-dui Dong-mach-khoeo Dong-mach-nach Dong-mach-quay Dong-mach-tru Dong-mach-tu-cung Du-hoc Duong-dan-truyen-cam-giac-dau-nhiet Duong-dan-truyen-cam-giac-sau-co-y-thuc Duong-dan-truyen-cam-giac-xuc-giac Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-co-than-chi Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-o-dau-mach duong-laylan-virus-ebola ebola Gioi-han-va-phan-chia-vung-co-truoc-ben Guinea He-thong-tinh-mach-don Hinh-anh-sieu-am-bat-thuong-va-di-tat-phat-hien-som-trong-3-thang-dau Hinh-anh-sieu-am-binh-thuong-trong-3-thang-dau-tam-ca-nguyet-I Hinh-the-ngoai-cua-tim Hinh-the-ngoai-dai-nao Hinh-the-va-lien-quan-cua-tu-cung Hoa-sinh Hoi-dap International-SOS-tuyen-dung Khop-goi Khop-hong Kiem-tra-dinh-ki Kinh-nghiem-apply-ho-so Kinh-nghiem-on-thi Kinh-nguyet Lao-khoa Liberia Lien-quan-cua-khoi-ta-trang-co-dinh-va-dau-tuy Lien-quan-cua-Than Mac-noi-nho mau-benh-an mau-benh-an-san mau-benh-an-san-phu-khoa Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung-cung Mo-ta-mot-so-co-dui Mo-ta-tam-giac-dui-va-ong-co-khep moi-vai-gay Mon-giai-phau Môn Nội khoa - Tài liệu ôn thi bác sĩ nội trú - Đại học Y Hà Nội Ngan-hang-cau-hoi Ngan-hang-de-thi Ngoai Ngoai-khoa Nguồn Bác sĩ đa khoa Chuyen-khoa người phụ nữ huyền thoại Nhan-khoa Nhi Nhi-khoa Nigeria Nina-Pham Nina-Phạm Noi Noi-khoa Ong-ben Ong-nguc Pha-thai phac-do-dieu-tri-dich-ebola Phan-doan-va-lien-quan-cua-nieu-quan phap-do-dieu-tri-virus-ebola phòng chống viêm phổi lạ phong-chong-dau-mat-do phong-chong-say-xe phong-dich-ebola phong-dich-soi phong-virus-ebola phu-ebola Phu-khoa phu-mo-ebola Rang-ham-mat Sach-y-khoa San San-phu-khoa sanctuary SARS Say-xe Sierra Leone Sieu-am-doppler-trong-san-phu-khoa Sieu-am-mach-mau Sieu-am-Mmode Sieu-am-nhau-thai-oi-day-ron Sieu-am-o-bung Sieu-am-phan-phu-tu-cung-buong-trung Sieu-am-thai Sieu-am-tim siêu âm bác sĩ phương siêu âm thai Sinh-ly So-sanh-than-kinh-giao-cam-va-doi-giao-cam So-sanh-than-kinh-than-the-va-than-kinh-tu-chu sos-tuyen-dung Suc-khoe-dinh-duong Suc-khoe-sinh-san Tai-lieu-on-thi Tai-mui-hong Tam-than-hoc Than-kinh-giua Than-kinh-ham-duoi Than-kinh-ham-tren Than-kinh-mat Than-kinh-quay Than-kinh-tru Than-kinh-tu-chu-cua-tim Thong-tin-y-te Thuc-quan thuoc-tri-HIV Tieng-anh Tieng-phap tim-hieu-benh-als tim-hieu-dau-vai-gay Tin-tuc Toan trieu-chung-dau-mat-do Trung-that Truyen-nhiem Tui-mac-noi Tuyen-dung vaccine-dieu-tri-virus-ebola vet-bam-tim Vi-tri-va-hinh-the-ngoai-cua-tuy-song viêm phổi cấp tính viêm phổi lạ virus corona virus-Adenovirus virus-ebola vu hán trung quốc vũ hán trung quốc WHO Y-hoc-di-truyen Y-hoc-pho-thong Y-ta-my

BỆNH VIÊM GAN B

VIRUS VIÊM GAN B ( HEPATITIS B VIRUS )
Virus viêm gan B,  viết tắt HBV, là một loài thuộc chi Orthohepadnavirus, rộng hơn là một phần của gia đình Hepadnaviridae của virus. Virus này gây ra bệnh viêm gan B.
Viêm gan B
Cấu trúc virus HBV



ĐẠI CƯƠNG
Trên thế giới, có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm Virus viêm gan B và khoảng 400 triệu người đang bị bệnh viêm gan B kinh niên, trong đó sẽ có khoảng 250 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.
Một trong 6 đến 7 người Việt Nam đang bị nhiễm virus viêm gan B. Một trong 20 công dân Hoa Kỳ bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B.
Virus viêm gan B là nguyên nhân thường xuyên nhất đưa đến chai gan và ung thư gan trong cộng đồng người Việt.
Hơn 80% phụ nữ Á Châu trong thời kỳ sanh đẻ đã và đang bị nhiễm trùng với virus viêm gan B, và vì thế có thể lây bệnh của mình cho bé sơ sinh một cách dễ dàng.
Bệnh cũng lây qua máu và kim chích cũng như vấn đề sinh lý.
Ðã có thuốc chích ngừa viêm gan B rất hiệu nghiệm.
Bệnh có thể chữa trị bằng thuốc uống hoặc thuốc chích dưới da.
Bệnh sẽ bị nặng hơn, nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại virus viêm gan khác nhau.
Rượu, bia và một số thuốc men trong đó có dược thảo có thể làm gan chai lẹ hơn.
Nếu không chữa đúng cách và kịp thời, bệnh viêm gan B kinh niên có thể đưa đến chai gan hoặc/và ung thư gan.  
Viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm gan cấp tính (acute hepatitis), kinh niên (chronic active hepatitis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer). Tuy thuốc chích ngừa viêm gan B đã có từ hơn 20 năm qua, bệnh vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới, với tỷ lệ từ 0.1% đến 25% tổng số dân chúng tùy theo địa danh. Hiện nay, trên toàn cầu có ít nhất 2 tỷ người (nghĩa là một trong 3 người) đang mang trên người vi khuẩn viêm gan B và trong số đó có khoảng 400 triệu người đang bị viêm gan B kinh niên và trong số này sẽ có ít nhất 250 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.

Việt Nam là một trong những nước với tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. Dựa theo thống kê đăng tải trên Current Probl. Cancer 6, một trong 4 người Việt đang nhiễm vi khuẩn viêm gan B (nghĩa là khoảng 25% tổng số dân chúng có thể lây bệnh của mình cho người khác, mà không hề hay biết). Theo một trong những thống kê mới nhất thì tỷ lệ người mang bệnh là khoảng 17%. Tuy trong những năm vừa qua, khi chích ngừa bệnh viêm gan B tại Việt Nam được ứng dụng một cách quy mô hơn, con số bệnh nhân bị bệnh viêm gan B, chỉ thuyên giảm một cách chậm chạp. Dựa theo một nghiên cứu của Hipgrave đăng trên tờ The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene (2003), trong lúc thử nghiệm khoảng 1350 dân chúng sống trong địa hạt Thanh Hóa, có khoảng 12.5% bé sơ sinh (từ 9 đến 18 tháng), 18.4% trẻ em (từ 4 đến 6 tuổi), 20.5% thanh niên, thiếu nữ (từ 14 đến 16 tuổi) và 18.8% người lớn (từ 25 đến 40 tuổi) đang bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn viêm gan B. Cũng dựa theo tài liệu này, sẽ có khoảng 15-25% bệnh nhân viêm gan B kinh niên, nghĩa là khoảng 3.5 triệu người đang sống tại Việt Nam sẽ lìa trần vì những biến chứng của bệnh này.  Ðây là một con số rất đáng ngại cho một nước xấp xỉ 100 triệu dân.

Sau đây là tổng số người Việt Nam đã bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn viêm gan B trong quá khứ. Trong số này, nhiều người đã hết bệnh và có chất đề kháng chống lại vi khuẩn viêm gan B (họ đã được miễn nhiễm). Những thống kê này cho thấy người Việt Nam đã bị lây bệnh rất nhiều trong lúc lớn lên tại quê nhà.
 
Tổng số bệnh nhân Việt Nam đã bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn
viêm gan B, tùy theo tuổi tác và phái giới. Tài liệu của Hipgrave (2003)
Nói một cách tổng quát, tỷ lệ bệnh viêm gan B vẫn cao nhất ở các nước kém mở mang với một hệ thống y tế thô sơ. Nước càng nghèo, càng chậm tiến chừng nào, con số bệnh nhân viêm gan B càng cao chừng đó. Trong khi Trung Cộng có tỷ lệ viêm gan B là 12.2%, Nhật Bản với nền kinh tế phồn thịnh hơn chỉ có khoảng 2.6%. Ngay cả những nước chậm tiến nhất tại Phi Châu, như Mozambique, Uganda, Zambia v.v., tỷ lệ bệnh viêm gan B cũng chỉ khoảng 12 đến 14% mà thôi (nghĩa là vẫn thấp hơn tỷ lệ bệnh viêm gan B tại Việt Nam). Với tỷ lệ 0.8%, nghĩa là khoảng 1.25 triệu bệnh nhân, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh viêm gan B thấp nhất thế giới.  Dựa theo thống kê  của Blumberg, Curr Probl Cancer 6(12):1 thì có hơn 24% người dân tại Việt Nam mắc bệnh viêm gan B (tức 1 trong 4 người).  Trong số người này thì có hơn 80% đã bị ung thư gan liên quan một cách trực tiếp đến vi khuẩn viêm gan B.
Nếu dựa theo bản đồ thế giới dưới đây, với tỷ lệ từ 0.1% đến 2%, các quốc gia như Hoa-Kỳ, Gia Nã Ðại, Úc, New Zealand, và một số nước Âu Châu, như Pháp, Thụy-Sĩ, Ðức v.v. có tỷ lệ bệnh viêm gan B thấp hơn các nước Á Châu rất nhiều.
           
Bản đồ thế giới dưới đây cho thấy tỷ lệ ung thư gan trên toàn thế giới. Nếu so sánh với bản đồ trên (hình số 3-1A), công dân những nước với tỷ lệ bệnh nhân viêm gan B cao sẽ dễ bị ung thư gan hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia chưa có thống kê rõ rệt về ung thư gan.
       
LỊCH SỬ CỦA VIRUS VIÊM GAN B

Vào những năm 1880, một số bệnh nhân bỗng dưng bị vàng da sau khi được chích ngừa bệnh đậu mùa (small pox). Với nhận xét này, người ta tin rằng bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu. Lúc bấy giờ họ đưa ra một giả thuyết như sau: Có 2 loại viêm gan. Loại thứ nhất lây qua thức ăn, nước uống gây từ vi khuẩn viêm gan nhiễm độc (infectious hepatitis virus). Loại thứ hai lây qua máu từ vi khuẩn viêm gan huyết tương (serum hepatitis virus).
Nhưng mãi đến những năm 1960, người ta mới chứng minh được điều này một cách cụ thể bằng những test thử máu đặc biệt. Trong huyết tương của một số bệnh nhân viêm gan lây qua máu, người ta phát hiện được một chất kháng nguyên đặc biệt (Antigen, viết tắt là Ag), mà sau này được gọi là HBsAg.

Rồi vào năm 1970 vi khuẩn viêm gan B được nhận diện dưới kính hiển vi điện tử bởi khoa học gia Dane. Phân tử này (danh từ y khoa là Dane particle) với kích thước là 42 nm, có một vỏ bên ngoài chứa kháng nguyên HbsAg và một nhân bên trong gồm chất DNA của vi khuẩn viêm gan B và chất đạm gọi là core protein. Chất nhân đạm này có thể khám phá khi thử máu (HbcAg). Và khám phá này, đã đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc định bệnh viêm gan.
                   
Virus viêm gan B trong máu của một bệnh nhân nhìn dưới kính hiển vi điện tử. Vi khuẩn nằm trong nhiều dạng khác nhau.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS VIÊM GAN B
LỚP VỎ VỮNG CHẮC:
Chúng được che chở bởi một lớp vỏ rất kiên cố, nên có thể sống sót trong thiên nhiên từ năm này qua tháng nọ, mà không hề bị thay đổi. Ngay cả trong những môi trường đông lạnh như -20 độ C, chúng có thể tiếp tục giữ trạng thái nguyên vẹn trong vòng 15 năm. Nếu nhiệt độ xuống -80 độ C, chúng vẫn sống được 2 năm.   Với nhiệt độ bình thường trong nhà (room temperature) chúng có thể sống được 6 tháng. Ngay cả khi bị phơi khô trong vòng 3 đến 4 tuần lễ, vi khuẩn viêm gan B vẫn giữ nguyên khả năng tàn phá tế bào gan khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
   
ÐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG (replication) va XÁP NHẬP NHIỄM THỂ (integration):  Gan là mục tiêu chính của vi khuẩn viêm gan Bợ. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ đi thẳng vào từng tế bào của gan và sinh trưởng rất nhanh chóng. Với đặc tính vi khuẩn hóa, chúng sẽ trưng dụng và điều khiển "nhân công" của tế bào gan một cách triệt để. Sau đó, chúng dần dần chiếm lấy chủ quyền và từ đó phát huy nhiều mệnh lệnh liên tục. Sự thay đổi sở hữu chủ này có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại sau này. Không những chỉ "xâm nhập gia cư" một cách bất hợp pháp, chúng còn có thể trà trộn với chất DNA của tế bào gan, thay đổi đặc tính di truyền của "chủ nhà" một cách ngang nhiên. Sự xáp nhập nhiễm thể này được thấy rõ ràng nhất ở các tế bào ung thư gan gây ra từ bệnh viêm gan B kinh niên.
CÁCH KHỬ TRÙNG
Vi khuẩn viêm gan B có thể bị tiêu diệt một cách dễ dàng nếu được đun sôi 100 độ C trong vòng 1 đến 5 phút, hoặc sát trùng bằng Glutaraldehyde, Chloroform hoặc formalin. Ngược lại, tia cực tím (Ultraviolet radiation), chất ether cũng như alcohol không đủ mạnh để hủy hoại chúng.
AI CÓ THỂ BỊ VIÊM GAN B?
Vì đây là bệnh truyền nhiễm, nên tất cả chúng ta ai ai cũng có thể bị. Virus viêm gan B được tìm thấy trong máu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt cũng như nước tiểu và tinh dịch của bệnh nhân. Bệnh thường lây trực tiếp từ người này qua người kia. Dễ dàng nhất là qua máu và tinh dịch. Nhưng chung đụng đời sống hằng ngày như trong lúc va chạm mồ hôi nước mắt của người bệnh cũng có thể bị lây. Tuy một ít virus được tìm thấy trong nước bọt của bệnh nhân viêm gan B, lây bệnh trong lúc ăn uống hoặc chấm chung chén nước mắm với người có bệnh có lẽ chỉ xẩy ra trên lý thuyết mà thôi. Cho tới nay chưa ai bị lây bệnh viêm gan B trong lúc ăn uống chung với người có bệnh.
1) LÂY QUA MÁU: 
Trong quá khứ, tiếp máu (blood transfusion) là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan B. Nhất là vào những năm 1960, khi hiến máu được trả tiền thù lao, nhiều người nghiện ngập, đã đổi máu lấy tiền mua thuốc cần sa. Trong những năm này, hơn 50% bệnh nhân đã bị bệnh viêm gan B, sau khi được truyền máu. Vì trong máu của người bệnh chứa đựng cả trăm ngàn virus viêm gan B, nên chỉ cần một giọt máu rất nhỏ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta là đủ để lây bệnh.

Ngày nay với những phương pháp thử máu chính xác, truyền máu trở nên rất an toàn. Chỉ 1 trong 63.000 đơn vị máu mới có một mẫu máu bị nhiễm virus
2) LÂY QUA DỤNG CỤ THIẾU VỆ SINH: 
Tương tự như trường hợp của bệnh viêm gan C, một số người Việt có thể đã bị lây từ những kim chích hoặc dụng cụ y-khoa ô nhiễm, khử trùng không đúng cách.

Một ít virus viêm gan B cũng có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta trong lúc châm cứu (acupuncture), xâm mình (tattoo), xỏ tai (ear piercing), cạo gió (coin rubbing), lể (skin punct-ure) với những dụng cụ dơ bẩn, nhiễm trùng.

Tại Hoa Kỳ, những người nghiện cần sa thường dùng kim chích của nhau, nên lây bệnh cho nhau dễ dàng và nhanh chóng. Dùng chung đồ cạo râu, tông đơ cắt tóc hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể bị lây bệnh.
3) LÂY QUA ÐƯỜNG SINH LÝ:
Ðây là cách thức lây bệnh thường xuyên và quan trọng nhất tại Hoa Kỳ, nhất là ở những lứa tuổi dậy thì. (Trên phương diện này, cách thức lây bệnh của bệnh viêm gan B và bệnh AIDS hoàn toàn giống nhau, nghĩa là qua máu và qua vấn đề sinh lý). Một ít virus viêm gan B trong tinh dịch (sperm) cũng như tiết dịch âm đạo (vaginal discharge) có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta trong lúc giao cấu với người có bệnh. Vì bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng gì cả, nên những người bạn tình này tiếp tục vô tình truyền bệnh của mình cho người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vì bệnh có thể lây qua đường sinh lý, nên nếu quý vị chưa có kháng thể chống bệnh viêm gan B, quý vị nên đeo bao cao su (condoms) trong lúc giao hợp với người có bệnh. Trong trường hợp lỡ ăn nằm với người có bệnh mà quên không dùng bao cao su, quý vị nên liên lạc với bác sĩ gia đình của mình để được chích ngừa (post-exposure vaccination). Tuy nhiên, phương pháp chích ngừa này vừa đau đớn vừa mắc tiền, lại không toàn hảo.
4) LÂY TỪ MÁU CỦA MẸ TRONG LÚC RA ÐỜI:
Ðây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan B tại các nước Á Châu. Ít nhất 90% người Việt Nam viêm gan B kinh niên đã bị lây bệnh từ mẹ khi vừa mới ra đời. Tỷ lệ lây bệnh trong lúc hạ sanh lệ thuộc vào tỷ số vi khuẩn viêm gan B di chuyển trong máu của người mẹ. Khi thử chất HBeAg, người ta có thể tiên đoán được xác xuất lây bệnh từ mẹ sang con. Nếu dương tính, khoảng 70% đến 90% bé sơ sinh sẽ bị lây bệnh. Con số này giảm xuống khoảng 10% đến 40% nếu người mẹ không có chất HBeAg trong máu.

Vì thế, đây là một trong những lãnh vực y tế quan trọng nhất cần được cải thiện và tân tiến hóa một cách cấp bách và triệt để, hầu thuyên giảm nạn viêm gan B, đã và đang lan tràn khắp nơi trên quê hương chúng ta. Tại Hoa Kỳ, tất cả các phụ nữ trong lúc thai nghén đều được truy tầm bệnh viêm gan B. Nếu người mẹ có virus viêm gan B, các bé sơ sinh sẽ được chích ngừa ngay lập tức khi vừa mới chào đời (post-exposure vaccination). Thông thường bé sẽ được chích 2 mũi thuốc khác nhau. (Xin xem phần chích ngừa viêm gan B). Nhờ thế, đa số các em sẽ thoát được căn bệnh hiểm nghèo này.

Tiếc thay, khoảng 10% đến 15% các bé sơ sinh kém may mắn hơn, tuy đã được chích ngừa hẳn hoi và đúng theo sách vở vẫn bị lây bệnh trong lúc ra đời từ người mẹ có bệnh viêm gan B. Tương tự như viêm gan C, sanh đẻ tự nhiên hoặc giải phẫu lấy con (C-section) đều có tỷ lệ lây bệnh tương tự như nhau. Bé sẽ dễ bị lây bệnh hơn, nếu trong máu của người mẹ chứa đựng nhiều vi khuẩn viêm gan B.
5) LÂY QUA NHỮNG VẾT TRẦY TRỤA, NỨT NẺ TRÊN DA: 
Như viết ở trên, vì  virus viêm gan B được tìm thấy khắp nơi trên cơ thể bệnh nhân, nên chúng ta có thể bị lây bệnh trong lúc sống chung với họ. Các  virus viêm gan B trong mồ hôi, nước mắt có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những kẽ hở trên da khi chúng ta bị trầy trụa, té ngã. Trong thiên nhiên,  virus viêm gan có thể giữ nguyên trạng thái nhiễm trùng trong một thời gian lâu dài như đã viết ở trên, nên một số dụng cụ đồ đạc và vật dụng công cộng và ngay cả các đồ chơi trẻ em có thể bị ô nhiễm. Trong lúc va chạm với những  virus này, chúng có thể theo các vết khô nứt trên da đi thẳng vào máu mà chúng ta không hề hay biết.
6) LÂY QUA CÔN TRÙNG:
Khi người bệnh viêm gan B bị muỗi đốt, một số  virus có thể tích trữ trong bao tử của muỗi. Những  virus này sẽ theo ngòi chích truyền qua người bị muỗi cắn kế tiếp. Ngoài ra, ruồi muỗi cũng có thể chuyên chở vi khuẩn viêm gan B từ chỗ này sang chỗ khác. Chúng có thể làm ô nhiễm thức ăn và nước uống. Khi nuốt những  virus trong thức ăn bị ô nhiễm này, chúng ta có thể bị lây bệnh viêm gan B. Hai điều kể trên có lẽ cũng chỉ đúng trên lý thuyết mà thôi. Trên thật tế, người ta vẫn chưa có bằng chứng nào cụ thể để chứng minh rằng viêm gan B có thể lây qua thức ăn hoặc côn trùng.

Tóm lại, bệnh viêm gan B dễ lây nhất qua máu, kim chích thiếu khử trùng và qua đường sinh lý. Bệnh cũng có thể truyền qua mồ hôi và nước bọt, nhưng điều này khó xẩy ra hơn.
ÐỊNH BỆNH VIÊM GAN B
Viêm gan B

1) THỬ MÁU:
Thử máu là phương pháp duy nhất để định bệnh viêm gan B. Khi thử máu tổng quát, khả năng làm việc của gan có thể được suy đoán qua những chất hóa học như ALT, AST, Albumin, PT/PTT, v.v. Nhưng để định bệnh viêm gan B, người y sĩ sẽ phải thử một số test máu rất đặc biệt. Vì những cuộc thử nghiệm này rất chuyên môn và việc chuẩn đoán bệnh lý dựa trên những kết quả khảo sát này rất rắc rối và phức tạp, nên phần trình bầy sau đây chỉ dành cho những đọc giả với một trình độ hiểu biết rộng rãi về y khoa.
a) HBsAg (thay thế cho danh từ Australian Antigen): 
Ðây là cuộc thử nghiệm máu quan trọng và chính yếu nhất để khám phá ra bệnh viêm gan B. HBsAg là kháng nguyên mặt ngoài của vi khuẩn viêm gan B viết tắt từ Hepatitis B surface Antigen. Nếu dương tính, cơ thể đang bị nhiễm trùng. Chất HBsAg sẽ tăng nhanh từ 1 đến 10 tuần lễ sau khi bị lây bệnh. Nếu cơ thể có khả năng tự chữa bệnh, HBsAg sẽ từ từ giảm dần và hoàn toàn biến mất trong vòng 4 đến 6 tháng. Nếu chất HBsAg không biến đi và tiếp tục kéo dài hơn 6 tháng, bệnh không hết và bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan B kinh niên (chronic hepatitis).
b) HBsAb (cũng được gọi là Anti-HBs)
Ðây là kháng thể chống lại kháng nguyên mặt ngoài, viết tắt từ chữ Hepatitis B surface Antibody. Với kháng thể này, cơ thể đã có vũ khí chống lại  virus viêm gan B. Nói một cách khoa học, chúng ta đã được miễn nhiễm (immune). Tiếc thay, điều này không hoàn toàn giản dị như vậy. Trong thiên nhiên, có nhiều loại  virus viêm gan B khác nhau. Tùy theo mẫu tín hiệu (codon) trên nhiễm thể DNA,  virus viêm gan B sẽ được phân chia thành 6 di truyền hình (genotypes) và 4 tiểu loại (subtypes) chính.

Ðể tiêu diệt mỗi một loại  virus, cơ thể chúng ta cần một loại vũ khí khác nhau. May mắn thay, đa số bệnh nhân một khi đã được miễn nhiễm, chất kháng thể của họ sẽ có khả năng tiêu diệt tất cả các loại viêm gan B kể trên. Chỉ trong 25% bệnh nhân còn lại, chất kháng thể của họ chỉ đủ sức hóa giải một vài loại  virus viêm gan B trong cơ thể mà thôi. Vì thế, những người này tuy là có vào trong người, nhưng vẫn bị đánh đau bởi các "anh em" viêm gan B.  Trong trường hợp này, máu của bệnh nhân sẽ có cả kháng thể lẫn kháng nguyên mặt ngoài của  virus viêm gan B (HBsAb và HBsAg đều dương tính cùng một lúc). Những người này được xem là đang bị nhiễm trùng bởi  virus viêm gan B, và có thể cần phải chữa trị.
c) HBcAb (cũng được gọi là Anti-HBc)
Ðây là kháng thể chống lại kháng nguyên của nhân  virus viêm gan B, viết tắt từ chữ Hepatitis B core Antibody. Người ta phân biệt 2 loại kháng thể khác nhau: IgM và IgG. HBcAb IgM tăng cao trong một thời gian ngắn khi gan bị viêm cấp tính, và được xem là kháng thể nhất thời, dương tính trong lúc "dầu sôi lửa bỏng", Sau một thời gian ngắn, chất IgM này sẽ từ từ giảm dần, nhường chỗ cho kháng thể kinh niên: HBcAb IgG. IgG được xem là kinh niên vì chúng sẽ dương tính trong một thời gian lâu dài.

Ðôi khi, chất kháng thể nhất thời HBcAb-IgM tăng cao trở lại trong máu của bệnh nhân viêm gan kinh niên, khi trạng thái của gan bỗng dưng "nóng bỏng" trở lại hoặc bệnh trở nên trầm trọng hơn xưa (exacerbations).
Nói một cách dễ hiểu, mỗi lần "nhà cháy lớn", chất IgM của HBcAb sẽ tăng cao. Mỗi lần nắng lớn hơn, lá gan sẽ chóng khô hơn. Vì thế, sự thay đổi của chất IgM này có thể được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh trong lúc chữa trị.

Tóm lại, HBcAb sẽ dương tính khi cơ thể chúng ta đã có dịp tiếp xúc với  virus viêm gan B. Nếu vừa mới bị lây và bệnh còn đang "nóng hổi" chất IgM sẽ tăng cao. Nếu đã bị bệnh trong quá khứ xa xôi chất IgG sẽ dương tính. Vì thế, để thuyên giảm nguy cơ lây bệnh viêm gan B trong lúc nhận máu, hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ dùng phương pháp thử máu này cho tất cả những người đi hiến máu (blood donors). Các đơn vị máu có chứa chất HBcAb sẽ bị loại bỏ.
d) HBeAg và HBeAb (cũng được gọi là Anti-HBe):
Ðây là một trong những thử nghiệm máu rất quan trọng trong việc định và chữa bệnh viêm gan B. Kháng nguyên HBe nếu dương tính (HBeAg positive) có nghĩa là  virus viêm gan B đang sinh sôi nẩy nở trong cơ thể chúng ta một cách nhanh chóng (replication) và (có thể) chúng cũng đang tấn công và tàn phá tế bào gan một cách không ngừng (infectivity). Người có chất HBeAg có thể lây bệnh của mình qua người khác một cách dễ dàng. Và đây có thể là lý do chính yếu mà bé sơ sinh Việt Nam dễ bị lây bệnh khi vừa mới chào đời. Người ta ước đoán từ 40 đến 50% phụ nữ Á Châu trong lứa tuổi sanh đẻ bị nhiễm trùng vi khuẩn viêm gan A với chất HBeAg dương tính. Ngoài ra tại Hoa Kỳ, một số trường nha khoa từ chối không thâu nhận những sinh viên vào trường nếu kháng nguyên này dương tính.

Trong một số trường hợp may mắn, cơ thể từ từ tiêu diệt kháng nguyên này bằng một kháng thể đặc biệt với tên là HBeAb (Seroconversion). Sự hiện diện của HBeAb có thể là một dấu hiệu cho biết gan đang trên đường phục hồi và từ từ hết bệnh.

Trong thiên nhiên, đa số  virus viêm gan B có khả năng bài tiết kháng nguyên HBeAG, và vì thế được gọi là wild type. Các loại  virus này có thể thay đổi và biến thành một dạng khác khó chữa trị hơn. Tuy vẫn sinh sôi nẩy nở một cách rất nhanh chóng, chúng không hề bài tiết kháng nguyên HBeAG. Danh từ y khoa gọi là pre-core mutant. Người Việt chúng ta thường bị tấn công bởi một loại  virus này, gây ra khá nhiều rắc rối trong lúc chữa bệnh. Sự biến dạng của vi khuẩn wild type thành pre-core mutant có thể được xem là một thất bại của hệ thống miễn nhiễm trong việc bảo vệ cơ thể của chúng ta trước sự tàn phá của các loại  virus trong thiên nhiên.
e) Quantitate HBV DNA 
Ðây là một thử nghiệm máu cầu kỳ và tốn kém. Trong phương pháp này, tổng số  virus viêm gan B di chuyển trong máu sẽ được xác định rõ ràng. Tuy số lượng virus viêm gan B trong máu không nhất thiết phản ảnh trạng thái bệnh tật của tế bào gan, nhưng đây là một cách thức theo dõi tiến triển bệnh tương đối chính xác trong khi chữa trị.
f) ALT & AST
Ðây là 2 chất hóa học vẫn thường được mệnh danh là liver function test. Khi gan bị viêm, 2 chất hóa học này có khuynh hướng tăng rất cao. Ðể biết thêm chi tiết, xin quý vị đọc chương về Bệnh Viêm Gan C.
2) SIÊU ÂM GAN (Ultrasonography):
Phương pháp này sẽ giúp người bác sĩ một khái niệm tổng quát về hình thù, kích thước và thể chất của gan. Ung thư hoặc bướu, chai gan, sạn trong túi mật v.v. có thể được khám phá một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên phương pháp này không cho biết tình trạng sưng viêm của gan.
3) CT SCAN:
Ðây là một lối chụp hình quang tuyến đặc biệt với ứng dụng của máy điện tử. Một số chi tiết như chai gan, ung thư gan, v.v., có thể được khám phá trong phương pháp này. Những chi tiết của hình CT scan có thể chính xác hơn nếu so với kết quả của siêu âm gan. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ nhận diện được hình thù chứ không phát giác cường độ hoặc trạng thái viêm của lá gan.
4) LIVER-SPLEEN SCAN:
Ðây là một phương thức định bệnh tương đối cầu kỳ. Trong phương pháp này, một ít chất phóng xạ, điển hình là Technetium 99m-labeled sulfur colloid sẽ được tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Sự di chuyển và hấp thụ của chất phóng xạ này sẽ được khám phá bằng hệ thống điện toán đặc biệt. Với ứng dụng của thử nghiệm này, người ta có thể đoán được hình thù và thể tích của lá gan, cũng như khám phá ra những bệnh tật khác như ung thư, áp-xe, u nang (cyst) v.v. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không cho biết cường độ của viêm gan.
5) SINH THIẾT GAN (Liver Biopsy):
Ðây là một phương thức chính xác và độc nhất để nhận định sự tiến triển và trạng thái bệnh tật của gan. Khi nghiên cứu tế bào gan dưới kính hiển vi, người ta cũng có thể phân biệt và chuẩn đoán được một số bệnh tật khác nhau đưa đến viêm gan. Trong phương pháp này, một ít tế bào gan sẽ được lấy ra bằng một kim rất nhỏ, và sẽ được khám nghiệm dưới kính hiển vi. Phương pháp này đã được trình bầy một cách kỹ lưỡng trong chương Bệnh Viêm Gan C.
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN B
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm gan B có thể gây ra những triệu chứng cấp tính. Những triệu chứng này thay đổi nhiều, tùy theo tuổi tác của bệnh nhân khi bị lây bệnh.  Bệnh có thể từ rất nhẹ và mơ hồ như những cơn cảm cúm thông thường không đáng kể đến rất nặng phải nhập viện để điều trị.

Khi trẻ em hoặc các bé sơ sinh bị lây bệnh, những triệu chứng thường nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên khi bị lây bệnh trong lúc ấu thơ, bệnh sẽ dễ trở thành kinh niên hơn. Ngược lại, những triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính thường nặng hơn cho những bệnh nhân lớn tuổi. May mắn thay, với một hệ thống miễn nhiễm "già dặn" hơn, ít nhất 90% những bệnh nhân này sẽ hoàn toàn hết bệnh.
Nói một cách dễ hiểu, nếu "mặt trận" đầu tiên giữa hệ thống miễn nhiễm và vi khuẩn viêm gan càng "khốc liệt" chừng nào, cơ hội "diệt tan quân thù" và khả năng hoàn toàn hết bệnh càng cao chừng nấy. Và, nếu cơ thể quá non nớt hoặc quá già yếu, không đủ sức nhận diện và "gây chiến" với "kẻ thù", cơ hội để 'quân xâm lấn" len lỏi vào hàng ngũ quốc gia sẽ rất cao đưa đến bệnh viêm gan B kinh niên.

Tóm lại, triệu chứng, diễn tiến cũng như hậu quả và biến chứng của bệnh viêm gan B sẽ lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như cách thức khi bệnh nhân bị lây bệnh. Hoạt đồ sau đây tóm tắt quá trình phát triển của bệnh viêm gan B:
   
VIÊM GAN B CẤP TÍNH 
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ đi thẳng vào từng tế bào gan để tiếp tục tăng trưởng. Tùy theo cách thức lây bệnh, thời kỳ tiềm phục hoặc ủ bệnh (incubation period) sẽ kéo dài từ 1 đến 4 tháng. Bệnh thường phát triển sớm hơn nếu đùng một lúc cơ thể bị tấn công bởi trăm triệu vi khuẩn viêm gan B, như trong trường hợp nhận máu bị nhiễm trùng.

Thông thường bệnh nhân đang khỏe mạnh bỗng dưng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức tứ chi, cơ thể khó chịu, hâm hấp sốt. Da bị ngứa hoặc nổi mề đay. Người uể oải, thiếu năng lực, miệng nhạt đắng, buồn nôn, ăn mất ngon. Một số bệnh nhân cảm thấy đau bụng phần trên, dưới xương sườn phải. Một khi da trở nên vàng hoặc nước tiểu trở nên đậm mầu, những triệu chứng đau nhức ban đầu tự nhiên giảm dần một cách nhanh chóng. Bấy giờ bệnh nhân cảm thấy rất khỏe khoắn mặc dù da và mắt trở nên mỗi ngày một vàng hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

Ða số các triệu chứng kể trên không cần chữa tự nhiên cũng từ từ biến mất. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, bệnh có thể kéo dài từ năm này qua tháng nọ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi kinh niên. Từ 0.1% đến 0.5% bệnh trở thành ác tính (fulminant hepatitis), một trạng thái vô cùng nguy hiểm. 80% bệnh nhân với viêm gan ác tính sẽ lìa trần nếu không được ghép gan (liver transplantation). Như viết ở trên, sự tiến triển của bệnh sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân. Một trong 3 trường hợp sau đây sẽ xẩy ra sau khi bị vi khuẩn viêm gan B tấn công:
a) Hoàn toàn hết bệnh
b) B ệnh nằm trong trạng thái "ngủ yên", hoặc "ít phá hoại hơn"
c) Viêm gan kinh niên
a) Hoàn toàn lành bệnh: Ðây là một chiến thắng lớn. "Quân xâm lấn" đã hoàn toàn bị hệ thống miễn nhiễm đẩy lui và tiêu diệt. Cuộc đụng độ với  virus đã giúp cơ thể chúng ta chế tạo ra kháng thể HBsAB. Với "vũ khí" phòng thân này, chúng ta sẽ được miễn nhiễm (immune) suốt đời, và không phải lo lắng gì nữa. Nói một cách khác, chúng ta đã được "tạo hóa" chích ngừa một cách miễn phí.
b) Healthy carrier hoặc "ngủ yên" (dormant state): Trong trường hợp này các  virus viêm gan B trở nên "ngủ yên".  Chúng tăng trưởng chậm chạp và sống hiền hòa hơn, nên không phá hoại tế bào gan như thuở ban đầu. Mặc dầu cơ thể bệnh nhân vẫn chứa đựng một số vi khuẩn viêm gan B, gan của họ vẫn tiếp tục hoạt động một cách rất bình thường. Thật ra danh từ "ngủ yên" hoặc healthy carrier không được hoàn toàn chính xác. Vì trong một số trường hợp, gan vẫn bị tàn phá từ từ gây ra những biến chứng tương tự như trong trường hợp của viêm gan kinh niên. Khi thử máu, kháng nguyên mặt ngoài HBsAG vẫn tiếp tục dương tính. Nhưng chất ALT và AST không bị tăng cao. Ðây là một trạng thái mà cơ thể người bệnh chỉ có thể kềm hãm sự tăng trưởng và giảm thiểu sức tàn phá của vi khuẩn viêm gan B, chứ chưa đủ khả năng loại bỏ và tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, nhờ vào sự kiểm soát này, vi khuẩn viêm gan B không còn đi xâm lấn và tàn phá lá gan một cách đáng sợ, mà chỉ sống rải rác khắp nơi như những "thành phần bất hợp pháp".  Một khi "ngủ say" chúng có khuynh hướng tiếp tục nằm yên không phá phách gây tai hại đến lá gan. Trong một số trường hợp đặc biệt, vi khuẩn viêm gan B đang ngủ yên tự nhiên nổi dậy và đánh phá tế bào gan trở lại (reactivation). May mắn thay, điều này hiếm khi xẩy ra, thường với tỷ lệ dưới 1% mỗi năm.
c) Viêm gan kinh niên: Thông thường phân hóa tố ALT và AST sẽ tăng rất cao trong thời gian viêm gan cấp tính. Các chất hóa học này sẽ từ từ giảm dần và trở lại bình thường trong một thời gian từ 1 đến 4 tháng. Nếu sự bất bình thường của chất ALT/AST kéo dài hơn 6 tháng, bệnh đã bước qua giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan kinh niên. Khoảng 5% bệnh nhân người lớn, 30% bệnh nhân trẻ em từ 1 đến 5 tuổi và 90% bé sơ sinh lây bệnh khi mới ra đời sẽ nằm trong trường hợp này.
VIÊM GAN B KINH NIÊN (Chronic Active Hepatitis B)
1) AI SẼ BỊ VIÊM GAN B KINH NIÊN?
Số phận của người bị viêm gan B sẽ được định đoạt bởi mối tương quan giữa sự tăng trưởng của vi khuẩn và sự chống trả của hệ thống miễn nhiễm. Thông thường khi một vật lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, hệ thống miễn nhiễm sẽ được báo động. Cơ thể sẽ chế tạo ra kháng sinh và huy động cả một hệ thống dây truyền hầu loại bỏ hoặc tiêu diệt vật lạ đó một cách nhanh chóng. Nói một cách dễ hiểu, khi vi khuẩn viêm gan B xâm nhập vào cơ thể chúng ta, một "Hội Nghị Diên Hồng" lại diễn ra với: "Toàn dân nghe chăng? Sơn Hà nguy biến! Nên hòa hay chiến?" Nếu toàn dân đồng lòng: "Chiến!", cơ thể sẽ "động viên" và cuộc chiến bắt đầu. Tuy nhiên, nếu ý dân chỉ muốn cầu "Hòa" thì cơ thể sẽ tiếp tục "ngủ yên" để mặc cho quân xâm lấn muốn làm gì thì làm.
Trong trường hợp này, vì một lý do chưa được rõ, vi khuẩn viêm gan B có thể tăng trưởng một cách nhanh chóng trong những tế bào gan, mà hệ thống miễn nhiễm của người bệnh vẫn không hề hay biết. Càng trẻ tuổi chừng nào, sự khoan dung miễn dịch (immune tolerance) với vi khuẩn viêm gan B càng 'bao la" chừng nấy.
Tóm lại, bệnh nhân càng trẻ tuổi chừng nào, cơ thể càng suy nhược trước sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan B chừng đó, và vì thế, càng dễ bị viêm gan B kinh niên. Theo một thống kê gần đây, tại một số nước Á Châu như Việt Nam và Ðài Loan, gần 90% trẻ em dưới 5 tuổi và khoảng 80% bệnh nhân dưới 20 tuổi đã và đang bị viêm gan B kinh niên. May mắn thay, không phải ai bị viêm gan B kinh niên cũng sẽ bị xơ (liver fibrosis) và chai gan (liver cirrhosis).
2) TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN B KINH NIÊN
Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm gan B kinh niên, bệnh nhân thường không có bất cứ một triệu chứng nào đáng kể. Ðây là thời gian mà vi khuẩn viêm gan B đang củng cố địa vị trong một môi trường mới, chứ chưa trực tiếp tàn phá cơ thể của "khổ chủ". Chúng thường chỉ dùng các tế bào gan như những phương tiện và công cụ để tiếp tục tăng trưởng. Vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn, cơ thể bệnh nhân bắt đầu chứa đựng hằng tỷ vi khuẩn viêm gan B. Tuy thế, họ vẫn hoàn toàn chưa có bất cứ một triệu chứng nào, hoặc nếu có cũng chỉ rất mơ hồ.

Nếu thử máu, chất ALT vẫn hoàn toàn bình thường. Ngay cả khi khám nghiệm dưới kính hiển vi, những tế bào gan cũng không hề có dấu hiệu bị viêm đỏ hoặc tổn thương. Sự "nhu mì" và phong cách khoan dung của hệ thống miễn nhiễm trong thời gian này đã tạo cho vi khuẩn viêm gan B một cơ hội tăng trưởng ngày một nhiều hơn. Thời gian tự ấn (replicative phase) này tiếp tục kéo dài chuẩn bị cho những cuộc tàn phá lá gan trong những năm tháng sắp tới.

Thông thường, sau một thời gian từ 15 đến 35 năm, bệnh mới bước qua một giai đoạn mới khi hệ thống miễn nhiễm bỗng dưng "qua cơn mê" và "tỉnh giấc mộng". Người ta cho rằng, có lẽ vi khuẩn viêm gan B đã lan tràn khắp nơi và trở nên "ồn ào" hơn, gây "chú ý" đến hệ thống miễn nhiễm. Ðiều này đưa đến những cuộc "tổng động viên" toàn diện tiếp nối bởi những cuộc tấn công ồ ạt đến các tế bào gan nhiễm khuẩn (exacerbations).

Các tế bào này bị dung giải và tiêu hủy hàng loạt (bởi hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân), khiến phân hóa tố ALT (cũng như chất AlphaFetoProtein và HBcAb-IgM) tăng cao một cách nhanh chóng. Sự "thức tỉnh" miễn dịch này tuy hơi muộn nhưng vẫn mang lại một số thắng lợi đáng kể. Mỗi năm, nhờ vào đó, từ 10 đến 20% bệnh nhân có thể chặn đứng được sự tăng trưởng của vi khuẩn viêm gan B (HBeAg seroconversion). Ngay cả trong những thời điểm "dầu sôi lửa bỏng" này, đa số bệnh nhân vẫn không có một triệu chứng nào. Chỉ một số ít người có thể bị nóng sốt sơ sài hoặc có một vài triệu chứng điển hình của viêm gan cấp tính.

Ngoài những triệu chứng, như vàng da, buồn nôn, mệt mỏi, và đau bụng lâm râm, vi khuẩn viêm gan B cũng có thể gây ra một số triệu chứng gây ra từ những phức thể miễn nhiễm (immune complexes). Họ có thể bị sốt nóng nhẹ, nổi ngứa, đau nhức mình và khớp xương, hoặc viêm những tĩnh mạch nhỏ đưa đến đau đớn, bệnh tật với nhiều hệ thống và cơ quan khác nhau như tim, phổi, thận, hệ thống tiêu hóa, thần kinh và các bắp thịt. May mắn thay, những trường hợp này ít khi xẩy ra.
Tiếc thay, không phải cuộc "phản công" nào cũng đưa đến những thắng lợi vẻ vang như ý muốn. Cửa nhà tan nát, mà giặc vẫn tứ phương. Vì thế, cơ thể tiếp tục "thua keo này, bày keo khác".  Rồi thời gian qua đi, "càng đánh, càng thua", lá gan từ từ bị tiêu hủy (necroinflammation) mỗi ngày một nhiều hơn. Trong một số trường hợp, chính những cuộc "khai chiến" này đã tàn phá tế bào gan một cách quá nhanh chóng khiến chức năng của gan trở nên kiệt quệ (decompensation). Bệnh nhân có thể thiệt mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Khi bệnh kéo dài lâu năm, gan sẽ bị chai và nguy cơ ung thư gan tăng nhanh. Sau đây là sự nhận xét về mối liên quan giữa ung thư gan với số tuổi của người bệnh viêm gan B tại Ðài Loan. Càng lớn tuổi chừng nào, nguy cơ bị ung thư gan càng cao chừng đó.
Số Tuổi của Bệnh Nhân
Viêm Gan B Nguy Cơ bị Ung Thư Gan của 100,000 người mỗi năm
20 - 29 tuổi 0
30 - 39 tuổi 122
40 - 49 tuổi 274
50 - 59 tuổi 854
60 - 69 tuổi 1331
Dựa trên bản thống kê ở trên, cứ trong 100,000 bệnh nhân viêm gan B ở lứa tuổi 50 đến 59, sẽ có khoảng 854 người bị ung thư gan. Con số này tăng lên 1331 người, nếu họ nằm trong lứa tuổi 60 đến 69.

Tóm lại, bệnh viêm gan B có thể đến một cách âm thầm và ra đi một cách lặng lẽ, nên đa số bệnh nhân bị bệnh mà không hề hay biết. Tuy đa số bệnh nhân viêm gan B không cần chữa trị tự nhiên cũng hết bệnh, khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan B kinh niên, nếu không được chữa trị hẳn hoi sẽ bị chai hoặc ung thư gan trong một thời gian từ 20 đến 30 năm sau khi bị lây bệnh. Ðiều này, một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc quan trọng trong việc truy tầm bệnh viêm gan B.

CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM GAN B

Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B kinh niên là giảm thiểu sự tăng trưởng của virus , trước khi gan bị tàn phá một cách vĩnh viễn. Vì virus viêm gan chọn tế bào gan là nơi chúng sẽ tăng trưởng, cách thức chữa bệnh sẽ là ngăn ngừa sự xâm nhập "bất hợp pháp" vào tế bào gan hoặc giảm thiểu mức tăng trưởng của chúng một cách tối đa. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là hoàn toàn loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể và bình thường hóa chức năng của gan. Hiện nay FDA chấp thuận 2 cách thức chính chữa bệnh viêm gan B kinh niên:
1) THUỐC CHÍCH: INTERFERON
Ðây là loại thuốc đã được ứng dụng lâu năm nhất, và cho tới nay vẫn là thuốc có hiệu quả nhất trong việc chữa trị bệnh viêm gan B. Trong lúc chữa trị, bệnh nhân tự chích lấy dưới da (subcutaneous injections). Mỗi ngày một lần, chích trước khi đi ngủ. Chích trong vòng 4 tháng. Hơn 40% bệnh nhân viêm gan B, sẽ thuyên giảm hoặc hết bệnh hoàn toàn bằng phương thức chữa bệnh này.
a)  INTERFERON LÀ GÌ?
Ðây là một chất hóa học do chính cơ thể chúng ta chế tạo để chống lại những bệnh tật như cảm cúm, nhiễm trùng, ung thư v.v. Chất hóa học này sẽ giúp cho các bạch huyết cầu có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và virus một cách nhanh chóng hơn, mãnh liệt hơn. Thuốc có thể tiêu diệt những virus viêm gan B "lang thang trong máu" một cách trực tiếp cũng như ngăn cản sự tăng trưởng của chúng trong những tế bào gan. Tuy Interferon đã được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm gan B và C tại nhiều quốc gia khác nhau trong nhiều năm trước với một thành quả tương đối tốt đẹp, thuốc này mới chỉ được dùng trên nước Mỹ từ đầu năm 1992. Interferon cũng đã được dùng để chữa trị một số bệnh ung thư.
b) PHẢN ỨNG PHỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA INTERFERON
Interferon có nhiều phản ứng phụ. Thường xuyên nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau hoặc mỏi bắp thịt, khớp xương, cảm cúm, chóng mặt, buồn nôn, sốt hoặc lạnh rét, mất ngủ, tiêu chảy, rụng tóc, buồn phiền chán nản, bực bội khó chịu. Những phản ứng phụ này thông thường nặng nhất sau những mũi chích đầu tiên và sẽ giảm dần theo thời gian, khi cơ thể bắt đầu quen thuốc.
Thuốc cũng có thể gây ra thiếu máu hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng (thyroid gland) trong lúc và sau khi chích, nên bệnh nhân phải thử máu thường xuyên trong lúc chữa trị. Thông thường bệnh nhân sẽ được thử máu từ một đến hai tuần lễ đầu tiên sau khi chích, và sau đó mỗi tháng một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu cần.
Thử máu thường xuyên trong lúc chích thuốc interferon là để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa những phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc.
Tuy những phản ứng kể trên có thể xẩy ra một cách thường xuyên, đa số những người chích thuốc Interferon vẫn tiếp tục làm việc hoặc sinh hoạt một cách tương đối bình thường. Những phản ứng phụ này sẽ giảm đi nếu bệnh nhân tập thể dục đều đặn hoặc/và uống 1 đến 2 viên Tylenol 500mg nửa tiếng trước khi chích. Trong lúc chích thuốc, quý vị không phải kiêng khem theo một quy chế nào đặc biệt.

Trong những năm gần đây, người ta bào chế ra một loại thuốc Interferon mới, với bán thời (half life) dài hơn, nên chỉ cần chích mỗi tuần một lần. Danh từ y khoa là pegylated interferon. Thuốc này hiệu lực hơn thuốc interferon rất nhiều. Ðể biết thêm chi tiết, xin quý vị đọc chương Bệnh Viêm Gan C.
2) THUỐC UỐNG: 
a) LAMIVUDINE
Vào đầu năm 1999, FDA chấp thuận việc sử dụng một loại thuốc uống có khả năng chữa bệnh viêm gan B. Thuốc này có tên là Epivir-HBV (Lamivudine). Ðây là một loại thuốc đã và đang dùng để chữa bệnh AIDS. Thuốc này có khả năng ngăn cản sự bành trướng và tăng trưởng của virus viêm gan B bên trong tế bào gan. Ưu điểm quan trọng của phương pháp mới này là thuốc Epivir-HBV có thể uống chứ không phải chích như trong trường hợp của thuốc Interferon. Một lợi điểm đáng kể khác là thuốc Epivir-HBV tương đối an toàn và ít phản ứng phụ và có thể dùng để chữa trị cho những bệnh nhân mà gan có thể đã bị viêm rất nặng hoặc bị chai cũng như cho những bệnh nhân vừa được ghép gan. Thuốc uống mỗi ngày một viên. Thông thường uống thuốc ít nhất là 12 tháng. Trong một số trường hợp (pre-core mutant), bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời. Người ta ước đoán khoảng 55% gan của bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp này sẽ bớt bị viêm (nghĩa là phân hóa tố ALT trở lại bình thường, kết quả sinh thiết gan trở nên khả quan hơn) và từ 44% đến 57% chỉ số vi khuẩn viêm gan B trong máu giảm xuống rất thấp, trong số này có khoảng 16% sẽ có kháng sinh HBeAb (Ðiều này có nghĩa là vi khuẩn viêm gan B không còn tăng trưởng nhanh chóng nữa). Tuy nhiên thuốc Epivir-HBV thường chỉ "ru ngủ" virus viêm gan B chứ không chữa tuyệt được bệnh. Vì thế, bệnh nhân vẫn có thể lây bệnh của mình cho người khác. Trong một số trường hợp vi khuẩn viêm gan B có thể "thay hình đổi dạng" sau một thời gian chữa trị bằng thuốc Epivir HBV. May mắn điều này không có nghĩa là vi khuẩn viêm gan B trở nên "dữ tợn" và nguy hiểm hơn. Trường hợp này tương đối hiếm hoi.
PHẢN ỨNG PHỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA EPIVIR-HBV

Nếu so với thuốc Interferon, Epivir-HBV gây ra rất ít phản ứng phụ. Ða số bệnh nhân uống thuốc Epivir-HBV không có phản ứng nào phụ đáng kể. Một số người có thể bị đau rát cổ họng, cảm cúm hoặc mệt mỏi sơ sài. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể bị đau bụng, ói mửa vì gan bị viêm nặng hơn, hoặc bị viêm tụy tạng (pancreatitis), và sau cùng nguy hiểm hơn cả, là bệnh "nhiễm độc chất acid lactic" (lactic acidosis) và sưng gan trầm trọng (severe hepatomegaly). Ðây là một trường hợp thường xẩy ra ở những phụ nữ quá mập mạp, tuy hiếm hoi nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Như tất cả các loại thuốc trụ sinh khác, một số vi khuẩn viêm gan B có thể quen thuốc và trở nên khó chữa hơn.
Tóm lại, tuy thuốc Epivir rất an toàn, thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của bào thai. Vì thế, những thiếu nữ khi đang uống thuốc Epivir nên tránh có thai.  Tuy nhiên trong thời gian gần đây, người ta nhận thấy xác xuất truyền bệnh qua bé sơ sinh giảm đi rất nhiều nếu người mẹ mang bệnh viêm gan B được uống thuốc lamivudine khoảng một tháng trước khi hạ sinh. Vì thế các phụ nữ đang mang thai nên thảo luận với bác sĩ của mình về vấn đề này.
b) ADEFOVIR (HEPSERA)
Ðây là một loại thuốc có công thức tương tự như thuốc Epivir-HBV, và cũng có công hiệu cũng như phản ứng phụ tương tự như thuốc Epivir-HBV. Một lợi điểm đáng kể của Adefovir so với thuốc Epivir HBV là loại thuốc mới này không (hoặc nếu có thì rất ít) bị mất đi hiệu nghiệm sau một thời gian chữa bệnh. Vì thế, khi chữa bệnh viêm gan B bằng thuốc Hepsera, các bác sĩ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề vi khuẩn viêm gan B bỗng dưng lờn thuốc và bùng dậy tàn phá tế bào gan của bệnh nhân. Ðây là lý do chính mà ngày nay đa số các y sỹ có khuynh hướng dùng thuốc Hepsera thay thế cho thuốc Epivir-HBV. Uống 10mg Hepsera mỗi ngày có khả năng ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn viêm gan B trong trời gian lâu dài.

Một điểm vô cùng quan trọng mà quý vị nên lưu ý: xin đừng bỏ uống thuốc Lamivudin hoặc Adefovir một cách bất thình lình, nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa của quý vị. Khi bỏ thuốc quá sớm, bệnh viêm gan B có thể "bùng nổ" lớn, gây ra những hậu quả rất tai hại.
c) ZADAXIN THYMOSIN ALPHA 1
Ðây là một loại thuốc chích mới do hãng dược phẩm SciClone sản xuất. Cũng như Interferon, Thymosin Alfpha 1 là một trong những hóa chất điều chỉnh hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Khi chích dưới da 2 lần mỗi tuần, chất hóa học này sẽ tăng lên từ 50 đến 100 lần so với lúc chưa chích. Người ta tin rằng thuốc này có khả năng tăng cường hệ thống miễn nhiễm để chống lại bệnh viêm gan B và viêm gan C. Thuốc có thể chích riêng biệt hoặc dùng kèm với thuốc uống Lamivudin / Adefovir hoặc thuốc chích Interferon. Thuốc đã được bầy bán tại một số các nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Một đặc điểm đáng kể của thuốc Zadaxin là thuốc này có thể chữa trị cho những bệnh nhân viêm gan B trong trạng thái khoan dung miễn dịch (immune-tolerant phase).  Thuốc được xem là rất an toàn với rất ít phản ứng phụ và hy vọng sẽ được dùng trên nước Mỹ trong một thời gian rất gần đây.
Ngoài những loại thuốc kể trên, một số thuốc khác như Telvibudin, Entecavir, Emtricitabine, Clevudine, BAM-205 v.v. đang được nghiên cứu và thử nghiệm trong việc chữa trị bệnh viêm gan B.  Người ta cũng có khuynh hướng dùng nhiều loại thuốc khác nhau để chữa cùng một lúc, với hy vọng tiêu diệt vi khuẩn viêm gan B một cách mau chóng và hiệu quả hơn.
Nhiều bệnh nhân không chết vì bệnh viêm gan B mà lại thiệt mạng vì mắc thêm chứng bệnh khác.  Ðó là trường hợp khi bệnh nhân đang bị viêm gan B lại bị lây thêm bệnh viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh AIDS nữa. Hơn nữa, vì trong thiên nhiên có nhiều loại vi khuẩn viêm gan B khác nhau (different genotypes), nên bệnh nhân đang bị viêm gan B loại này vẫn có thể bị lây bệnh viêm gan B với kiểu gene khác. Vì tất cả những bệnh kể trên đều có thể lây qua vấn đề sinh lý, người có bệnh hay chưa có bệnh viêm gan B đều nên đeo bao cao su.
Tóm lại, viêm gan B là một căn bệnh vô cùng tai hại, lan tràn khắp nơi trên thế giới, và tiếp tục bành trướng một cách đáng ngại. Ngày nay, tuy phương tiện định bệnh và cách thức chữa bệnh đã được cải tiến rất nhiều, một số lớn bệnh nhân viêm gan B vẫn tiếp tục từ trần một cách nhanh chóng sau khi bệnh được khám phá. Và tất cả các cách chữa trị hiện nay chỉ có khả năng giảm thiểu sự tàn phá của vị khuẩn viêm gan B chứ không hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Vì thế hơn lúc nào hết, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Nếu được chích ngừa đúng cách, bệnh có thể được ngăn ngừa một cách dễ dàng.
CHÍCH NGỪA VIÊM GAN B
Có hai cách thức chích ngừa viêm gan B: thụ động và chủ động.
1) CHÍCH NGỪA THỤ ÐỘNG (Passive Immuno-prophylaxis)
Trong phương pháp này một ít kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B (anti-HBs Ig hoặc HBIG) lấy từ huyết thanh của người hiến máu sẽ được chích thẳng vào cơ thể của bệnh nhân. Những bệnh nhân sau đây cần chích ngừa thụ động:

- Bé sơ sinh từ mẹ có vi khuẩn viêm gan B trong máu. Vì thế tất cả các phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cần phải thử chất HBsAg. Nếu chất này dương tính, các bé sơ sinh từ những người mẹ này PHẢI được chích ngay lập tức hoặc trễ nhất là trong vòng 12 tiếng sau khi ra đời.

- Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với máu của người có bệnh như trong trường hợp bị kim nhiễm khuẩn đâm vào người hoặc máu của bệnh nhân viêm gan B văng vào mắt, miệng của mình v.v.

- Những người chưa miễn nhiễm mà lỡ giao hợp với người có bệnh viêm gan B. Ðể thuốc có hiệu lực một cách tối đa, bệnh nhân cần được chích ngừa càng sớm càng tốt. Tốt hơn hết là chích ngay lập tức, hoặc trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan B. Thuốc không còn hiệu lực nữa, nếu chích quá trễ.

- Trong trường hợp ghép gan (liver transplant) cho bệnh nhân viêm gan B. Mục đích chích ngừa trong trường hợp này, để ngăn chặn vi khuẩn viêm gan B đang nằm sẵn trong cơ thể tấn công lá gan vừa mới ghép vào.
2) CHÍCH NGỪA CHỦ ÐỘNG (Active Immunization)
Phương pháp này là cách thức dạy cho cơ thể khả năng tự chế tạo kháng thể chống lại bệnh viêm gan B. Ban đầu, người ta chỉ chích cho một số người chọn lọc như các bác sĩ, nha sĩ, y tá hoặc những người tiếp xúc hoặc làm việc liên quan đến máu một cách thường xuyên.

Nhưng vào đầu năm 1991, CDC bắt đầu khuyến khích chích ngừa bệnh viêm gan B cho tất cả các bé sơ sinh. Sau đó vào năm 1994 với ước vọng xóa tan bệnh viêm gan B trên toàn nước Mỹ, họ đã bắt buộc tất cả các trẻ em dưới 11 tuổi phải được chích ngừa viêm gan B, trước khi nhập học. Vì thuốc tương đối rẻ tiền và rất an toàn, nên theo tôi, tất cả những ai chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B (HBsAB), nên chích ngừa bệnh viêm gan B càng sớm càng tốt.
Hiện nay, trên nước Mỹ hai loại thuốc được dùng trong việc chích ngừa viêm gan B: Recombivax HB và Engerix-B. Cả hai loại thuốc này đều có hiệu quả tốt đẹp như nhau. Bệnh nhân cần được chích 3 lần. Hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi thứ ba vào tháng thứ 6 sau mũi đầu tiên.

  Recombivax    HB Energix B
Số tuổi Số lần chích Thời gian chích Số lượng thuốc
Bé sơ sinh từ mẹ với HBsAg- 3 lần 0-2, 1-4, và 6-18 tháng 2.5 mcg 10 mcg
Bé sơ sinh từ mẹ với HBsAg+ 3 lần Chích ngừa thụ động với HBIG trong vòng 12 tiếng đầu tiên. Sau đó chích ngừa chủ động vào tháng thứ nhất, thứ 2, vào thứ 6 5.0 mcg 10 mcg
Trẻ em từ 1-10 tuổi 3 lần 0, từ 1 đến 2, và từ 4 đến 6 tháng 2.5 mcg 10 mcg
Thiếu niên từ 11-19 tuổi 3 lần 5.0 mcg 10 mcg
Người lớn > 20 tuổi 3 lần 10 mcg 20 mcg
Bệnh nhân với hệ thống miễn nhiễm suy yếu 3 lần 0, 1 và 6 tháng 40 mcg 40 mcg
4 lần 0, 1, 2 và 6 tháng
Hơn 95% bệnh nhân sẽ được miễn nhiễm sau khi được chích mũi thứ 3. Nếu bệnh nhân vẫn chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B sau mũi thứ ba, họ có thể phải chích thêm mũi thứ tư hoặc thứ năm. Thông thường một khi đã có kháng thể, họ sẽ được miễn nhiễm lâu dài, và không phải lo lắng gì nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ của quý vị có thể sẽ thử định kỳ tổng lượng chất HBsAb (HBsAb titer). Và nếu chất này thấp hơn 10 IU/L, quý vị có thể sẽ được chích ngừa thêm một lần nữa (booster).
CHỦNG NGỪA QUA THỨC ĂN?
Vì những thuốc chích ngừa kể trên tương đối mắc tiền, và phải được cất giữ trong tủ lạnh, quá nhiều trẻ em tại các nước chậm tiến vẫn chưa được chích ngừa bệnh viêm gan B. Vì thế, bệnh tiếp tục lan tràn trên toàn thế giới với hơn 2 tỷ người đã và đang bị bệnh viêm gan B. Gần đây, người ta vừa khám phá ra công dụng của thức ăn trong việc phòng ngừa bệnh viêm gan B. Các khoa học gia vừa ghép được một loại khoai tây (genetically modified potato) với khả năng kích thích bạch huyết cầu của loài chuột sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan B. Hy vọng trong một tương lai gần đây, chúng ta chỉ cần ăn một đĩa khoai tây xào thịt bò là sẽ được miễn nhiễm bệnh viêm gan B.
Tóm lại, viêm gan B là một căn bệnh dễ lây nhất qua máu và đường sinh lý. Người Việt thường bị lây bệnh khi ra đời từ người mẹ mang nhiễm khuẩn siêu vi B. Tuy một số vi khuẩn viêm gan B có thể tìm thấy trong nước bọt và mồ hôi của người bệnh, ăn uống và sống chung với bệnh nhân trong đời sống hằng ngày không lấy gì là nguy hiểm. Vì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, tất cả những ai, nếu chưa được miễn nhiễm, nên chích ngừa càng sớm càng tốt.
Viêm gan B

Nguồn bác sĩ đa khoa



Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.