.
.
.
ALS Alzheimer An - day - mo an hoa residence long hai resort website an hoa residence luxury villas Anoa Dussol Perran atlas-sieu-am Bac-si-noi-tru Bai-tap-huu-ich bang-can-nang-thai-nhi benh-als benh-als-la-gi Benh-co-tim Benh-Dau-Mat-Do benh-dau-vai-gay Benh-mach-vanh Benh-mang-ngoai-tim Benh-o-nam-gioi Benh-o-nguoi-gia Benh-o-phu-nu Benh-o-tre-nho Benh-phu-khoa-khac Benh-tim-bam-sinh Benh-tu-cung Benh-van-tim Benh-xa-hoi Bệnh an - dây mơ bệnh viêm phổi cấp tính bệnh viêm phổi lạ Buong-trung Cac-benh-thuong-gap Cac-cung-dong-mach-gan-tay Cac-dong-mach-vanh-tim Cac-hoi-chung-dot-bien-so-luong-nhiem-sac-the Cac-khoi-u-trong-tim Cac-lien-quan-cua-da-day Cac-phuong-tien-giu-tu-cung-tai-cho Cac-thuy-nao Cac-u-lanh-tinh Cac-xoang-tinh-mach-nhom-truoc-duoi Cac-xoang-tinh-mach-so-nhom-sau-tren Cach-chua-dau-mat-do cach-chua-vet-bam-tim cach-lam-tan-mau-bam cach-phong-chong-dich-ebola cach-phong-dich-soi Can-lam-sang-khac can-nang-thai-nhi cap-nhat-dich-benh-ebola cap-nhat-tinh-hinh-ebola Cau-tao-cua-tim Cau-tao-cua-tuy-song Chan-doan-hinh-anh chua-vet-bam-tim chuan-bang-theo-doi-can-nang-thai-nhi Chuyen-khoa Chuyen-khoa-sau Co-nhai Co-the-hoc-thai-binh-thuong Da-lieu Da-thai-song-thai Dam-roi-canh-tay Dam-roi-than-kinh-canh-tay Dam-roi-that-lung Dam-roi-that-lung-cung Danh-nhan-nganh-y Danh-sach-truong-cap-hoc-bong dau-vai-gay day-5 de-thi-bac-si-noi-tru-mon-ngoai-2014 De-thi-nam-2013 De-thi-nam-2014 De-thi-nam2012 Di-tat-he-co-xuong Di-tat-he-ho-hap Di-tat-he-than-kinh Di-tat-he-tiet-nieu-sinh-duc Di-tat-he-tieu-hoa Di-tat-he-tuan-hoan Di-tat-khuyet-thanh-bung dịch SARS dich-benh-nguy-hiem Dich-Dau-Mat-Do dich-ebola dich-soi dieu-tri-benh-ebola dieu-tri-ebola Dinh-duong-cho-co-the Dong-mach-canh-chung Dong-mach-canh-tay Dong-mach-canh-trong Dong-mach-chay-sau Dong-mach-chay-truoc Dong-mach-cua-da-day Dong-mach-dui Dong-mach-khoeo Dong-mach-nach Dong-mach-quay Dong-mach-tru Dong-mach-tu-cung Du-hoc Duong-dan-truyen-cam-giac-dau-nhiet Duong-dan-truyen-cam-giac-sau-co-y-thuc Duong-dan-truyen-cam-giac-xuc-giac Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-co-than-chi Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-o-dau-mach duong-laylan-virus-ebola ebola Gioi-han-va-phan-chia-vung-co-truoc-ben Guinea He-thong-tinh-mach-don Hinh-anh-sieu-am-bat-thuong-va-di-tat-phat-hien-som-trong-3-thang-dau Hinh-anh-sieu-am-binh-thuong-trong-3-thang-dau-tam-ca-nguyet-I Hinh-the-ngoai-cua-tim Hinh-the-ngoai-dai-nao Hinh-the-va-lien-quan-cua-tu-cung Hoa-sinh Hoi-dap International-SOS-tuyen-dung Khop-goi Khop-hong Kiem-tra-dinh-ki Kinh-nghiem-apply-ho-so Kinh-nghiem-on-thi Kinh-nguyet Lao-khoa Liberia Lien-quan-cua-khoi-ta-trang-co-dinh-va-dau-tuy Lien-quan-cua-Than Mac-noi-nho mau-benh-an mau-benh-an-san mau-benh-an-san-phu-khoa Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung-cung Mo-ta-mot-so-co-dui Mo-ta-tam-giac-dui-va-ong-co-khep moi-vai-gay Mon-giai-phau Môn Nội khoa - Tài liệu ôn thi bác sĩ nội trú - Đại học Y Hà Nội Ngan-hang-cau-hoi Ngan-hang-de-thi Ngoai Ngoai-khoa Nguồn Bác sĩ đa khoa Chuyen-khoa người phụ nữ huyền thoại Nhan-khoa Nhi Nhi-khoa Nigeria Nina-Pham Nina-Phạm Noi Noi-khoa Ong-ben Ong-nguc Pha-thai phac-do-dieu-tri-dich-ebola Phan-doan-va-lien-quan-cua-nieu-quan phap-do-dieu-tri-virus-ebola phòng chống viêm phổi lạ phong-chong-dau-mat-do phong-chong-say-xe phong-dich-ebola phong-dich-soi phong-virus-ebola phu-ebola Phu-khoa phu-mo-ebola Rang-ham-mat Sach-y-khoa San San-phu-khoa sanctuary SARS Say-xe Sierra Leone Sieu-am-doppler-trong-san-phu-khoa Sieu-am-mach-mau Sieu-am-Mmode Sieu-am-nhau-thai-oi-day-ron Sieu-am-o-bung Sieu-am-phan-phu-tu-cung-buong-trung Sieu-am-thai Sieu-am-tim siêu âm bác sĩ phương siêu âm thai Sinh-ly So-sanh-than-kinh-giao-cam-va-doi-giao-cam So-sanh-than-kinh-than-the-va-than-kinh-tu-chu sos-tuyen-dung Suc-khoe-dinh-duong Suc-khoe-sinh-san Tai-lieu-on-thi Tai-mui-hong Tam-than-hoc Than-kinh-giua Than-kinh-ham-duoi Than-kinh-ham-tren Than-kinh-mat Than-kinh-quay Than-kinh-tru Than-kinh-tu-chu-cua-tim Thong-tin-y-te Thuc-quan thuoc-tri-HIV Tieng-anh Tieng-phap tim-hieu-benh-als tim-hieu-dau-vai-gay Tin-tuc Toan trieu-chung-dau-mat-do Trung-that Truyen-nhiem Tui-mac-noi Tuyen-dung vaccine-dieu-tri-virus-ebola vet-bam-tim Vi-tri-va-hinh-the-ngoai-cua-tuy-song viêm phổi cấp tính viêm phổi lạ virus corona virus-Adenovirus virus-ebola vu hán trung quốc vũ hán trung quốc WHO Y-hoc-di-truyen Y-hoc-pho-thong Y-ta-my

Những thắc mắc quanh vấn đề 

Chụp niệu đồ tĩnh mạch - UIV

Những thắc mắc quanh Chụp niệu đồ tĩnh mạch - UIV


Thế nào là chụp UIV ?
UIV -  Urographie Intra Veineuse ( Tiếng Pháp ) , hay  IVP: Intravenous Pyelography ( tiếng Anh)  là chụp X
quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch
. Đây là phương pháp căn bản để khảo sát về chức năng và hình thái của hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo  
Nguyên lý của cách chụp này ra sao ? 
 Thuốc cản quang được tiêm vào đường tĩnh mạch sẽ đến thận, thận lọc và bài tiết giúp thuốc ngấm vào toàn bộ hệ tiết niệu theo thời gian và được ghi hình lại trên X quang.
Khi nào cần chụp UIV ?
Người đến chụp UIV phải được bác sĩ lâm sàng khám trước và cho chỉ định chụp khi có nghi ngờ hay đã có bệnh về đường tiết niệu. Chỉ định chụp UIV thông thường trong các bệnh: sỏi, nhiễm trùng, tắc nghẽn, u bướu hay khảo sát các dị dạng.. của đường tiết niệu
Trước khi chụp UIV, người được chụp cần chuẩn bị như thế nào ?
Sau khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng, người được chụp UIV sẽ đến gặp bác sĩ X quang để:
            Được giải thích về cách chụp
            Cần mang theo các xét nghiệm hay các kết quả, hình ảnh của các phương tiện chẩn đoán khác nếu có (siêu âm, nội soi, CT scan, MRI... có liên quan) để bác sĩ X quang hiểu rõ thêm về bệnh trạng và đưa ra qui trình chụp thích hợp
            Kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng và các xét nghiệm chức năng thận
              (urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và
               loại thuốc cản quang sẽ sử dụng
            Cần báo ngay cho bác sĩ X quang nếu:
                       Có thai hay nghi ngờ có thai
                       Tiền căn dị ứng, nhất là dị ứng với các sản phẩm có chứa iode (thức ăn,
                         thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
                       Đang được điều trị bằng các thuốc tiểu đường hay thuốc lợi tiểu vì một số
                         loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
                         loại thuốc cản quang được dùng.
                      Vài ngày trước đây có dùng các thuốc cản quang nào khác (chụp dạ dày,
                         chụp đại tràng...)
           Ngoài ra, người được chụp UIV cần phải: 
            Nhịn đói ít nhất 6 giờ trước khi chụp để phòng ngừa khi có tai biến do thuốc
               cản quang
            Làm sạch đại tràng (ruột già) để tránh các dị vật, phân, hơi che lấp hình ảnh
               hệ niệu khi chụp, bằng cách:
                        Hoặc: ngày trước chụp cần ăn nhẹ (cháo, sữa,.. tránh các chất nhiều sơ,
                          chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
                          nước ấm
                        Hoặc uống các loại thuốc xổ làm sạch đại tràng (Fortran)
             Cần đi tiểu hết ngay trước khi chụp 
Sau khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng, người được chụp UIV sẽ đến gặp bác sĩ
X quang để:
            Được giải thích về cách chụp
            Cần mang theo các xét nghiệm hay các kết quả, hình ảnh của các phương tiện chẩn đoán khác nếu có (siêu âm, nội soi, CT scan, MRI... có liên quan) để bác sĩ X quang hiểu rõ thêm về bệnh trạng và đưa ra qui trình chụp thích hợp
            Kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng và các xét nghiệm chức năng thận
               (urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và loại thuốc
               cản quang sẽ sử dụng
            Cần báo ngay cho bác sĩ X quang nếu:
                       Có thai hay nghi ngờ có thai
                       Tiền căn dị ứng, nhất là dị ứng với các sản phẩm có chứa iode (thức ăn,
                         thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
                       Đang được điều trị bằng các thuốc tiểu đường hay thuốc lợi tiểu vì một số
                         loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
                         loại thuốc cản quang được dùng.
                       Vài ngày trước đây có dùng các thuốc cản quang nào khác (chụp dạ dày,
                         chụp đại tràng...)
 Ngoài ra, người được chụp UIV cần phải: 
            Nhịn đói ít nhất 6 giờ trước khi chụp để phòng ngừa khi có tai biến do thuốc
               cản quang
            Làm sạch đại tràng (ruột già) để tránh các dị vật, phân, hơi che lấp hình ảnh
               hệ niệu khi chụp, bằng cách:
                        Hoặc: ngày trước chụp cần ăn nhẹ (cháo, sữa,.. tránh các chất nhiều sơ,
                          chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
                          nước ấm
                        Hoặc uống các loại thuốc xổ làm sạch đại tràng (Fortran)
             Cần đi tiểu hết ngay trước khi chụp
Cách thức chụp UIV ra sao ?
Trình tự một cuộc chụp UIV thông thường như sau:
             Người được chụp nằm ngửa trên bàn X quang, kỹ thuật viên kiểm tra lần nữa
                mạch, huyết áp.
             Chụp một phim hệ niệu không sửa soạn ngay trước tiêm cản quang.
             Bác sĩ X quang sẽ chích vào tĩnh mạch thuốc cản quang 1ml trước để thử test (phản ứng thuốc), đợi trong vài phút nếu không có phản ứng sẽ tiêm toàn bộ lượng thuốc thích hợp. Thường chỉ tiêm một liều duy nhất, hiếm khi phải tiêm liều bổ sung.
              Sau đó, bác sĩ hay kỹ thuật viên sẽ chụp các phim ở các thời điểm khác nhau  (thường là 5 phút, 15 phút, 30 phút sau khi tiêm cản quang); tùy loại bệnh và kết quả hình ảnh có được, có khi phải chụp thêm ở các thời điểm muộn hơn (1 giờ, 2 giờ... thậm chí 6 giờ) để đánh giá chính xác chức năng thận và hình thái hệ tiết niệu.
         Khi các hình ảnh đã đạt yêu cầu chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định kết thúc cuộc chụp và thời điểm người được chụp được ăn uống bình thường trở lại.
Quá trình chụp UIV có gây khó chịu gì cho người được chụp ?
Thông thường, ngay khi tiêm thuốc cản quang, người được chụp sẽ có cảm giác nóng nhẹ dọc theo đường mạch máu tiêm thuốc, lan dần lên cổ, họng, mặt, xuống ngực và toàn thân. Đó là cảm giác bình thường do thuốc cản quang lưu thông trong máu. Cảm giác này sẽ hết ngay sau vài phút.
         Liều lượng tia X dùng cho cuộc chụp luôn luôn ở mức an toàn cho người được chụp mà không gây cảm giác khó chịu hay ảnh hưởng đến tế bào máu.
Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra trong quá trình chụp UIV ?
Đó là những tai biến do thuốc cản quang khi tiêm vào máu, thường thì nhẹ, thoáng qua như: buồn nôn, nôn, cảm giác nóng bừng, ngứa, nổi mề đay, đỏ da, đau tại nơi tiêm, khàn tiếng, hắt hơi, xổ mũi, ho, đau ngực, đau bụng, hồi hộp đánh trống ngực, phù mặt, ớn lạnh rùng mình...mà không cần xử trí gì, sẽ tự hết sau vài phút hoặc chỉ cần điều trị bằng các thuốc kháng dị ứng thông thường.
          Nặng hơn là: khó thở, hạ huyết áp đột ngột hay ngừng tim, mất tri giác hay rất nặng bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ gây mê hoặc nhập viện.
Các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc xảy ra khi nào?
Khoảng 70% các trường, tác dụng phụ của thuốc xảy ra ngay trong khi tiêm hoặc trong vòng 5 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. 16% các trường hợp xảy ra sau 5 phút sau tiêm. 
Những cơ địa nào dễ xảy ra tác dụng phụ của thuốc?
 Những người đã có tiền căn bị tác dụng phụ ở những lần tiêm thuốc cản quang trước có nguy cơ cao nhất, kế đến là những người có bệnh tim và những người có tiền căn dị ứng (hen suyễn, mề đay, dị ứng thức ăn...).
Các loại thuốc cản quang nào thường được dùng để chụp UIV
Thuốc cản quang dùng để chụp UIV là loại cản quang tan trong nước, sau khi tiêm sẽ đào thải hoàn toàn qua đường tiểu. Hiện nay có 2 nhóm chính:
            Nhóm đơn hay đa phân tử có tạo ion (kinh điển, như télébrix-35, hexabrix-32...) có độ thẩm thấu cao nên gây lợi tiểu thẩm thấu.
            Nhóm cản quang không tạo ion (thế hệ mới, như xénétix-30...) có độ thẩm thấu không cao như loại trên, ít tác dụng lợi tiểu thẩm thấu hơn nên cho hình ảnh cản quang hệ tiết niệu rõ hơn. Và trên nhiều công trình đã chứng minh thuốc cản quang nhóm này có tỉ lệ tác dụng phụ thấp hơn đáng kể (khoảng 6 lần) so với nhóm có tạo ion, nhất là giảm đáng kể các biến chứng thuộc nhóm nặng và rất nặng. Tuy nhiên thuốc nhóm này giá thành khá cao hơn.
           Do đó, tùy tiền căn dị ứng, tiền căn bệnh tim mạch và thể trạng của người được chụp mà bác sĩ X quang sẽ hướng dẫn và chọn lựa loại thuốc cản quang thích hợp để chụp.
Nguồn Bác sĩ đa khoa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.