ĐIỆN TÂM ĐỒ BỆNH LÝ
1. SÓNG P:
Phì đại nhĩ phải :Sóng P cao, nhọn > 2,5mm ở D2 D3 aVF
Dạng 2 pha ở V1 với phần dương chiếm ưu thế.
Phì đại nhĩ trái
Sóng P rộng >0,12s ở D2
Dạng 2 pha ở V1 với phần âm chiếm ưu thế.
Cơ chế :
Bình thường nút xoang nằm gần nhĩ phải nên nhĩ phải khử cực trước tạo veto khử cực nhĩ phải, tiếp đó nhĩ trái khử cực sau tạo vecto khử cưc nhĩ trái. Nhưng vì thời gian giữa khử cực nhĩ phải và trái là nhỏ nên ta không thấy được trên ECG chạy với tốc độ chuẩn 25mm/s mà chỉ thấy một sống chung có đầu tù là sóng P
- Khi dày nhĩ phải: làm cho vecto khử cực nhĩ phải lớn hơn và thời gian lấn sang thời gian khử cực nhĩ trái. Nên khi tổng hợp lại sẽ thu được một sóng P có biên độ lớn.
- Khi dày nhĩ trái: làm kéo dài khoảng cách khử cực giữa 2 nhĩ và kéo dài thời gian khử cực nhĩ chung làm cho ta thu được sóng P rộng.
2. KHOẢNG PR:
ngắn <0,12s hội chứng kích thích sớm.dài >0,20 s: Block nhĩ thất độ I
3. PHỨC BỘ QRS:
≥ 0,12 S: Block nhánh hoàn toàn0,10-0,12s: Block nhánh không hoàn toàn
Cơ chế:
Xung động từ bó His truyền xuống thất theo nhánh phải và nhánh trái để khử cực 2 thất cùng lúc. Khi có block một trong 2 nhánh thì khử cực không còn đồng bộ thất bên bị block sẽ khử cực sau gây dãn rộng phức bộ QRS, và thay đổi quá trình khử cực do đó gây thay đổi hình dạng sóng trên ECG
3. PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI NẾU:
QRS rộngSokolow ≥ 35mm
Dạng rS ở V1, Rs ở V5
Trục lệch T
Cơ chế :
Dày thất trái làm cho vectơ khử cực lệch trái nhiều nên ở V5, V6 thu được sóng R cao hơn, sóng S sâu hơn ở V1, V2 == > tiêu chuẩn của Sokolow - Lyon
4. ĐOẠN ST:
Tính từ điểm J
Chênh lên:uốn lồi: tổn thương dưới thượng mạc
uốn lõm: viêm màng ngoài tim
Chênh xuống:
thẳng, đi xuống: tổn thương dưới nội mạc
dạng hình đáy chén: ngấm Digitalique
Cơ chế :
Đoạn ST bằng phẳng, phần đẳng điện của điện tâm đồ từ cuối của sóng S (điểm J) và sự khởi đầu của sóng T.Đoạn ST đại diện cho khoảng cách giữa khử cực và tái cực thất.
Nguyên nhân quan trọng nhất của đoạn ST bất thường (độ cao hoặc giảm xuống) là thiếu máu cục bộ cơ tim / nhồi máu
- Cơ chế nhồi máu cơ tim ST chênh lên
Do tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành, nó chỉ ra cụ thể vùng nào bị nhồi máu ( trong NMCT ST chênh lên mình quan tâm đến vùng nhồi máu giúp định hướng lúc xác định mạch vành nào bị tắc).
- Cơ chế nhồi máu cơ tim ST không chênh lên
Do tắc nghẽn nhưng một sự tắc nghẽn không hoàn toàn, chúng ta nhớ lại cơ chế tưới máu của mạch vành từ thượng tâm mạc đến nội tâm mạc do đó trong tỉnh huống này vùng thiếu máu nặng là vùng dưới nội mạc, các tế bào cơ tim ở đây bị hoại tử phóng thích men tim, vùng dưới thượng tâm mạc bị ảnh hưởng nhẹ nên không gây được ST chênh lên và chúng ta khó nhìn nhận vùng nhồi máu.
5. SÓNG T:
Cao bất thường, nhọn, đối xứng → thiếu máu dưới nội mạc, tăng kali máuĐảo ngược, sâu, đối xứng → thiếu máu dưới thượng mạc, viêm màng ngoài tim, viêm
cơ tim.
Đảo ngược không đối xứng → phì đại thất
6. KHOẢNG QT:
Dài - hạ calci máu, hạ kali máu, dùng quinidine, Amiodarone.Ngắn – tăng calci máu, ngấm Digitalique.
7. SÓNG Q:
Nhồi máu cơ tim (sau 6 giờ)Chuyển đạo Vùng nhồi máu cơ tim ( NMCT ) :
D1 aVL NMCT bên
D2 D3 aVF NMCT dưới
V1 V2 V3 NMCT trước vách
V3 V4 NMCT vùng mỏm
V1-V6 D1 aVL NMCT vùng trước rộng
V7 V8 V9 NMCT đáy
V3R V4R NMCT thất P
Cơ chế :
Sóng Q bình thường :
Khi điện thế đi xuống nút nhĩ thất vào bó His, sẽ được chia tiếp thành 2 nhánh trái và nhánh phải. Nhánh trái chia tiếp thành nhánh trái trước và trái sau. Nhánh trái còn tách nhánh để đi vào vách liên thất để khử cực vách. Sự khử cực vách này tạo ra 1 vector đi từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Do đó sóng khử cực vách nếu đủ lớn có thể ghi lại được trên ECG là một sóng Q. Nhưng đây là sóng Q sinh lý.
Sóng Q bệnh lý:
Nên nhớ rằng khi có block nhánh trái hoàn toàn, điện thế khử cực không thể lan truyền theo nhánh trái được nữa, cũng có nghĩa là vách liên thất không thể khử cực theo cách bình thường được nữa. Do đó xuất hiện sóng Q ở những chuyển đạo như trên là rất không bình thường. Trong nhồi máu cơ tim, sóng Q thể hiện lan truyển khó khăn của dòng điện đi qua độ dày của thành tim. Đi lâu quá do cơ tim bị chết, bị sẹo thì làm cho Q rộng. Đi qua chỗ sẹo, chỗ hoại tử cần một sự hoạt động mạnh mẽ hơn và thế là Q sâu.
Cần nhớ là không phải cứ nhồi máu là bắt buộc phải có sóng Q bệnh lý nhé. Nhồi máu mà sóng Q không rộng hay không sâu được gọi là nhồi máu không sóng Q gặp trong nhồi máu của các nhánh nhỏ của động mạch vành ngay dười nội tâm mạc vì thế còn gọi là nhồi máu dưới nội tâm mạc. Nhồi máu có sóng Q sâu là chứng tỏ nhồi máu có tổn thương hết bề dầy của thành cơ tim. -
![]() |
Điện tâm đồ bình thường |
Nguồn Bác sĩ đa khoa