I.
Các cơ chế điều khiển sự phát triển cá thể ở giai đoạn phôi
- Chương
trình thông tin di truyền
-
Quá trình phát triển cá thể là 1 quá trình tự điều
chỉnh . Nếu phôi pt trong cơ thể mẹ thì mẹ chỉ cung cấp dinh dưỡng và các yếu
tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới phôi nhưng yếu tố quyết định cho sự biệt hóa
tế bào , hình thành tổ chức ở từng giai đoạn thì chỉ do tự phôi điều chỉnh ,
yếu tố quyết định này đã được chương trình hóa trong bộ gen của TB , hợp tử
-
Bộ gen đơn bội của trứng đã đủ thông tin di truyền
quyết định cho sự phát triển 1 cơ thể hoàn chỉnh :VD kích thích trứng ếch =
châm kim -> phát triển thành ếch trưởng thành mà ko cần thụ tinh . Trong
thiên nhiên , hiện tượng đơn tính ở 1 số loài cũng chứng tỏ điều này.
-
Nhân lưỡng bội của hợp tử là cần thiết cho sự phát
triển phôi :thụ tinh tạo hợp tử lưỡng bội -> tạo các cặp gen alen làm cho cơ
thể có sức sống tốt ,kết hợp tính tốt của 2 nguồn gen,thúc đẩy sự tiến hóa của
loài.
-
Trong quá trình phát triển phôi , chương trình thông
tin di truyền trong nhân tế bào dần chuyển từ trạng thái đa tiềm năng sang
trạng thái tiềm năng bị hạn chế : hợp tử là tế bào đa tiềm năng. Giai đoạn phôi
dâu , phôi nang , các tế bào con còn đồng nhất, chưa biệt hóa và ở trạng thái
đa tiềm năng.
-
Từ gđ phôi vị trở đi , tế bào biệt hóa và nhân tế bào
có tiềm năng bị hạn chế dần . Lấy nhân tế bào phôi vị thế nhân hợp tử thì chỉ
phát triển đến gđ phôi nang. Lấy nhân tế bào lá phôi giữa thế nhân hợp tử thì
hợp tử mới ko phát triển hoặc pt nhưng thần kinh và biểu bì ko đầy đủ…
- Cơ chế điều
chỉnh trong giai đoạn phân cắt-vai trò của các phôi bào
-
Tùy theo quan hệ giữa các phôi bào trong gđ phân cắt
người ta phân biệt 2 loại trứng
o
Trứng khảm : tế bào chất của nó chia thành các vùng
khác nhau cần cho sự biệt hóa các mầm cơ quan khác nhau. Với các trứng này , ở
gđ 2 phôi bào , nếu tách ra 1 phôi bào hoặc cắt đi 1 phần phôi thì phôi bào
phát triển ko hoàn chỉnh .VD: trứng thân mềm
o
Trứng điều hòa: trứng ếch hoặc cầu gai , nếu tách dọc
phôi ở gđ 2 phôi bào thì từ mỗi phôi bào sẽ phát triển thành 1 cơ thể hoàn
chỉnh tuy kích thước nhỏ hơn .
o
Tuy nhiên ko có sự phân biệt tuyệt đối giữa trứng khảm
và trứng điều hòa , nếu dùng dây thắt ngang trứng điều hòa thì mỗi tế bào chỉ
phân cắt đến 1 gđ nhất định rồi dừng
- Tác động
tương hỗ giữa các phôi bào trong giai đoạn phôi vị hóa
- Sự cảm ứng phôi
-
Thí nghiệm sử dụng phôi vị ếch :
o
Lấy mảnh cắt từ môi lưng -> ghép vào môi bụng của
phôi
thì pt thành ếch 2
đầu. Đầu 2 ko pải chỉ do các TB mảh ghép mà còn do biệt hóa TB vùng bụng xq
mảnh ghép

o
Ko phải bộ phận ghép nào cũng chuyển biến được TB xung
quanh. Lấy mảnh ở bụng ghép vào môi lưng,TB vùng bụng ko có khả năng chuyển các
TB vùng lưng-> bụng
o
Lấy mảnh ngoại bì ghép vào vùng bụng
=> ko tạo ống thần
kinh mà tạo tổ chức da

o
Lấy mảnh như vậy ghép vào môi lưng, sau 1 t/g lại lấy
mảnh đó ghép vào bụng
thì tạo được ống thần kinh

-
Như vậy , ở phôi có những vùng có ảnh hưởng đến sự
phân hóa của những mô lân cận , được gọi
là trung tâm tổ chức tố(như ếch là vùng môi lưng), sản xuất ra tổ chức tố.
-
Trong 1 gđ nhất định của phôi , các mô được ghép vào
trung tâm tổ chức tố có thể thu nhận được tổ chức tố . Tổ chức tố quyết định
hướng biệt hóa của tế bào tạo các mô, đó là hiện tượng cảm ứng phôi . Vậy , cảm
ứng phôi là sự thực hiện tự điều tiết trong quá trình pt và biệt hóa phôi , là
khả năng của 1 mô xđ hướng biệt hóa và tiến triển của mô xung quanh.
-
Quá trình pt của phôi gồm 1 chuỗi các cảm ứng mà cảm
ứng tố đầu tiên là tinh trùng. Trong gđ phôi vị , tổ chức tạo tấm thần
kinh là cảm ứng tố sơ cấp , tiếp đó vùng
nhận sự cảm ứng thuộc môi lưg lại tạo các tổ chức tố thứ cấp ,chuỗi dây chuyền
cảm ứng tiếp diễn ->cơ thể hoàn chỉnh
- Tính chất của tổ chức tố
-
Ko đặc hiệu loài : VD tiến hành thí nghiệm
như trên giữa ếch và kì giông, kết quả cũng vậy
-
1 trung tâm tổ chức tố có thể tạo nhiều tổ chức tố : VD sự có mặt của củng mạc cần cho hình thành nhân mắt và giác mạc
-
Tế bào càng biệt hóa , hiện tượng cảm ứng càng giảm : các gđ phát triển về sau , khi phôi bào càng biệt hóa thì tác dụng
cảm ứng càng giảm . Khi cơ thể trưởng thành , cơ chế cảm ứng được thay hoàn
toàn bằng cơ chế điều tiết thần kinh và
nội tiết . VD: lấy môi lưng phôi vị ếch ghép vào vùng lưng phôi khác khi chưa
hình thành thượng bì thì có tạo được tấm thần kinh , khi đã hình thành thượng bì -> ko tạo
được ống thần kinh
-
Vị trí trung tâm tổ chức tố có liên quan đến nơi tạo ra hệ thần kinh , nhiều TN đã chứng minh.
- Bản chất của tổ chức tố
-
Sự biệt hóa gồm 2 phần
o
1 là xác định hướng phát triển , gđ này chưa có sự
phân biệt về hình dáng. VD lấy mảnh môi bụng ếch nuôi trong dd nghiền môi lưng
phôi vị gà , ghép vào môi bụng phôi vị ếch khác -> cũng tạo ếch 2 đầu .Vậy
dịch nghiền môi lưng phôi gà ko quyết định sự biệt hóa tạo thành tế bào cụ thể
mà chỉ định hướng phát triển thành đầu
o
Sau là sự biệt hóa, gđ này đã quan sát thấy sự thay
đổi về hình dạng , sự xác định hướng càng tăng thì tác dụng cảm ứng càng hạn
chế .
-
Nếu giết chết các tế bào mảnh ghép vùng trung tâm tổ
chức trước khi ghép lên bụng
thì mảnh ghép vẫn làm thay đổi khuynh hướng phát triển TB vùng
bụng => Sự ảnh hưởng của cảm ứng không phải do bản thân các tế bào ngoại bì
môi lưng mà do những sản phẩm TĐC của chúng => KL: hiện tượng cảm ứng phôi
thể hiện bằng sự điều tiết hóa học tác động lên các tế bào của vùng nhận cảm
ứng

-
Chất gây cảm ứng ngấm được qua màng tế bào, nhưng bản
chất là gì còn chưa hoàn toàn rõ. Ng ta xác định đó là các chất có phân tử lớn
như a.nuleic , nuleoprotein , steroid…
- Giả thuyết
operon vê sự phát triển cá thể
-
Operon là 1 hệ thống gồm : gen điều chỉnh (R), vùng
khởi động (Protein), gen vận hành(O) và 1 hoặc nhiều gen cấu trúc (Ct)
o
Gen cấu trúc cung cấp thông tin để tổng hợp protein
o
Gen vận hành kiểm tra sự hoạt động của gen cấu trúc
o
Gen điều chỉnh : điều chỉnh operon qua chất kìm hãm or
chất hoạt hóa do nó sản xuất ra
o
Vùng khởi động : chỉ định nơi bắt đầu phiên mã
-
Chất kìm hãm : ở ĐV đơn bào chưa rõ là gì , ở ĐV đa
bào là histon . Histon được sản xuất trong hạch nhân . Cơ chế histon kìm hãm
các gen chỉ bắt đầu hoạt động tử gđ phôi vị hóa
-
Bằng kích thích nào đó, VD bằng hiện tượng cảm ứng,
hiện tượng giải kìm hãm xảy ra và gen vận hành bước vào hoạt động
-
Sự kìm hãm và cảm ứng trong quá trình phát triển phôi
: ở trong trứng mọi quá trình ở trạng thái kìm hãm . Khi tinh trùng xâm nhập
vào trứng thì cùng 1 lúc các quá trình bị kìm hãm trong trứng và tinh trùng
được giải kìm hãm . Ng ta cho rằng trong 2 hệ gen của hợp tử, 1 hệ liên quan
đến phân chia tế bào , hệ kia liên quan đến sự thực hiện chức năng biệt hóa .
Vào giai đoạn phân cắt , chỉ hệ thống thứ nhất được giải kìm hãm còn hệ thống
thứ 2 chỉ đến giai đoạn phôi vị mới được giải kìm hãm ở 1 số khu vực ,sau đó
quá trình giải kìm hãm theo dây chuyền tiến hành đã dẫn tới sự biệt hóa các tế
bào phôi
-
Trung tâm tổ chức tố sản xuất chất cảm ứng đầu tiên ,
chất này kết hợp với histon -> giải kìm hãm. Chất cảm ứng thực hiện sự giải
kìm hãm 1 hay nhiều operon . Khi đó các gen cấu trúc bắt đầu hoạt động , sự
biệt hóa tế bào bắt đầu , các sản phẩm của các gen cấu trúc sẽ là các chất cảm
ứng tiếp theo để gây cảm ứng ở TB lân cận .Như vậy, chuỗi cảm ứng tạo ra sự
biệt hóa TB
-
Trong TB đang định hướng phát triển , đa số operon bị
kìm hãm, chỉ 1 vài operon được giải kìm hãm nên chưa có dấu hiệu về hình thái
bên ngoài . Đó là gđ biến đổi về lượng , thay đổi ở mức độ hóa sinh . Tiếp đến
, gen cấu trúc hoạt động-> protein -> thay đổi hình thái và biệt hóa
-
Bản chất quá trình phát triển phôi là quá trình phát
triển và biệt hóa , bản chất của sự biệt hóa là cơ chế đóng mở các gen . Các
phôi bào có gen giống nhau nhưng trong quá trình biệt hóa chỉ 1 số gen hoạt
động . Ng ta đã chỉ rõ các gen , họ gen qđ sự biệt hóa ở từng gđ, từng mô, từng
CQ
II.
Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển phôi
- Các nhân tố
từ mẹ
-
Ngoài lượng VCDT của mẹ trong bộ nhân đơn bội của
trứng , tương tác với bộ nhân đơn bội của tinh trùng để quyết định các đặc điểm
kiểu hình của cơ thể mới, trong TBC của trứng còn chứa các nhân tố từ nguồn mẹ
có tác động lên sự pt phôi và thậm chí cơ thể trưởng thành là:
-
Cảm ứng tố cơ sở: Là chất được tổng hợp trong khi hình
thành trứng , thường phân bố ở lớp vỏ trứng , phân bố
nhau ở các vùng
nhau trên vỏ trứng . Chúng đóng vai trò cảm ứng tố cơ sở ,
hoạt hóa các gen khác nhau để các TB phôi biệt hóa thành các lá phôi khác nhau,
các mầm cơ quan khác nhau. Dựa vào phân bố cảm ứng tố trên bề mặt và trong TBC
của trứng mà chia ra trứng khảm và trứng điều hòa


-
Các sản phẩm gen từ nguồn mẹ
o
ARN thông tin có đời sống dài, các ribosom , ti thể
được tổng hợp với trữ lượng lớn . Khi hình thành ,trứng ở trạng thái bất hoạt
.Sau thụ tinh , trứng được hoạt hóa và các t/phần trên cũng vậy . ARN thông tin
của mẹ -> tổng hợp protein ở các gđ phát triển sớm của phôi , các thông tin
DT này có thể ko đồng hợp và có thể trội so với gen của hợp tử tạo nên hiệu quả
kiểu hình giống mẹ trong gđ phát triển sớm của phôi , đôi khi suốt đời cá thể .
Người ta thấy ARN thông tin của hợp tử ở cuối gđ phôi nang, thậm chí gđ phôi vị
mới bắt đầu được tổng hợp và hoạt động sx protein
o
VD: ngựa cái lai lừa đực đẻ con la mang nhiều đặc điểm
của ngựa và ngược lại con boocđô. Ở người , con giống mẹ hơn bố về 1 số đặc
điểm vân tay và chân.
- Các nhân tố
khác
- Ngoại cảnh
-
Quá trình phát triển phôi và cơ thể chỉ tiến triển
bình thường trong những đk nhất định (nhiệt độ, nồng độ oxy có vai trò quan trọng)
o
VD: trứng gà chỉ phát triển ở 38 độ C, trứng giun pt
trong môi trường acid…
-
Phôi Đv có vú tuy được nuôi trong cơ thể mẹ , các đk
tương đối ổn định ,song những biến đổi sinh lí của mẹ , các biến động của môi
trường đều có tác động đến phôi
-
Ảnh hưởng của nhân tố khác nhau sẽ tác động khác nhau
ở các gđ phát triển . Trong đó , gđ phôi là gđ các tế bào mẫn cảm mạnh nhất với
các nhân tố MT
-
Sự vi phạm đến những đòi hỏi thiết yếu của phôi và cơ
thể đều dẫn đến những rối loạn quá trình pt .Các nhân tố MT như chiếu xạ , hóa
chất, vi khuẩn , virus ..có thể gây bất thường pt phôi, gây quái thai
- Cơ sở sinh học của sự phát sinh quái thai
-
Những bất thường trong pt phôi là do nguyên nhân MT
hoặc do di truyền , những bất thường nặng về hình thái dẫn tới xuất hiện quái
thai . Về cơ chế, các tác nhân gây quái thai có thể gây
o
Rối loạn cấu trúc VLDT -> pt ko bình thường của 1
hoặc 1 số cơ quan
o
Rối loạn quá trình phân bào-> pt quá mức bt hay
ngược lại -> pt ko đầy đủ 1 or 1 số CQ
o
Gây chết TB có định hướng, làm cho 1 hoặc 1 số loại TB
ko phát triển dẫn tới sự phát triển ko đầy đủ hoặc ko phát triển 1 hoặc 1 số cơ
quan
Nguồn Bác sĩ đa khoa