I.
ADN
- Cấu tạo và
cấu trúc
- Cấu trúc bậc 1
-
ADN là 1 polymer cấu tạo từ nhiều nucleotid
-
Mỗi nucleotid gồm : 1 đường deoxyribose (C5H10O4) , 1 H3PO4 , 1 trong 4 base
-
A và G thuộc base purin , C và T thuộc pyrimidin ->
4 loại nu tương ứng
-
Các nu được liên kết với nhau bởi liên kết 3’-5’
phosphodiester (3’-OH của nu này lk với
5’OH của nu khác qua 1 phân tử phosphoric ). Các nu nối với nhau như vậy tạo nên
chuỗi polyme dạng sợi đơn
-
Mỗi mạch đơn là 1 trình tự có định hướng , 1 đầu 5’
fosfat tự do , đầu kia là 3’OH tự do , chiều qui ước 5’-3’
- Cấu trúc bậc 2
-
Waston và Crick : ADN là 1 chuỗi xoắn kép
-
1 chu kì xoắn = 3,4 nm có khoảng 10 cặp base . Đk
chuỗi xoắn kép 2nm . Khoảng cách giữa mỗi cặp base là khoảng 0,34 nm
-
Bề mặt ngoài của ADN là khung xương đường –phosphat ,
giữa là các base bổ sung:A-T, G-C
-
Mỗi mạch đơn là 1 trình tự base khác nhau ,do đó mỗi
mạch đơn mang thông tin khác mạch kia
-
Hướng 2 mạch đơn ngược nhau :3’-5’ và 5’ -3’
-
2 mạch đơn liên kết theo nguyên tắc bổ sung .Điều này
giải thích cấu trúc chặt chẽ của ADN và phương thức sao chép để tạo 2 ADN con
từ ADN mẹ
-
A lk với T qua 2 lk H , G
C nên có
=
=1 ;
=1. Tuy nhiên tỉ lệ
thay đổi tùy cơ thể , cơ quan.VD:tinh trùng người 1,67; tuyến
ức 1,54 ; nấm men 1,8….





-
ADN có kích thước khá lớn, các lk H giữa 2 mạch đơn có
thể đứt ở 100ºC, pH kiềm…
- Các dạng khác nhau của ADN
-
ADN dạng B: là cấu trúc ADN khám phá bởi waston –crick :chuỗi
xoắn kép theo chiều trái-phải . Đk phân tử 2nm, 10,4 cặp base / chu kì xoắn
3,4nm . Phân tử ADN –dạng B có hình thể khác nhau do tính linh hoạt tự nhiên
của đường deoxyribose
-
ADN dạng A: tương tự ADN dạng B . Trong dạng A những cặp base
nghiêng 20 độ cách mp ngang .ĐK phân tử 2,6nm, 1 chu kì xoắn 2,8nm , khoảng
cách giữa các cặp base giảm nhẹ (11 cặp/chu kì xoắn )
-
ADN dạng Z: đk 1,8 nm , mảnh hơn ADN dạng B . Là chuỗi xoắn kép
trái gồm 12 cặp base /chu kì xoắn . 1 chu kì xoắn của ADN dạng Z =4,5 nm . ADN
dạng Z là đoạn ADN ngắn khoảng 12-24nu nằm ở vùng gen điều hòa sự sao chép, có
thể có vai trò điều hòa biểu hiện 1 số gen
-
ADN dạng H : là trình tự ADN chứa 2 đoạn dài sợi polypurin liên
kết với sợi pyrimidin bằng lk H , cũng có đoạn hình thành xoắn 3 “triple
helix”, có thể có vai trò trong biểu hiện gen của 1 số TB nhân chuẩn
- Các bậc cấu trúc khác của ADN
-
ADN ở loài khác nhau , cũng như ở ti lạp thể có kích
thước, hình dạng khác nhau tùy mức độ xoắn, gấp khúc nhiều hay ít
-
ADN ở tế bào Eukaryota có dạng xoắn kép thẳng, có các
đầu tự do
-
Các phân tử ADN ở TB Prokaryota có dạng xoắn kép
vòng,gấp khúc tạo cấu trúc k/gian 3chiều
-
ADN ti , lạp thể cũng xoắn kép vòng tương tự ADN of tế
bào Prokaryota
- Đặc điểm
của ADN
-
Là nơi bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền của cơ thể :Dựa trên trình tự base có mặt trong sợi ADN , n base có 4n
trình tự . Trình tự ADN đầy đủ của 1 cơ thể chứa thông tin di truyền đầy đủ của
cơ thể đó và gọi là bộ gen. Số cặp base và số gen trong bộ gen đơn bội khác
nhau tùy loài , dao động nhiều :vi khuẩn Ecolin chỉ có 4x105 cặp
base- 3000 gen , người có 3 tỉ base- hơn 30.000 gen
-
Có khả năng biến tính và hồi tính : 2 sợi đơn của
ADN tách rời khi các lk H giữa các base bổ sung bị cắt đứt do các tác nhân lí
hóa(nhiệt độ , pH kiềm…)nhưng khi điều chỉnh nhiệt độ ,pH về thích hợp thì các
sợi đơn lại có thể bắt cặp trở lại theo nguyên tắc bổ sung
-
Có khả năng tái bản : mỗi sợi đơn ADN chứa
thông tin đầy đủ của ADN , được dùng làm sợi khuôn để tổng hợp sợi mới , bổ
sung với sợi cũ -> nhân đôi kiểu bán bảo tồn
-
Có khả năng tổng hợp ARN (phiên mã)
-
Có thể bị đột biến : trong quá trình sao chép
ADN có thể có những sai sót gây những đột biến và những đột biến này có thể
được sao chép lại , hậu quả của ĐB phụ thuộc nơi đột biến xảy ra, ĐB có thể im
lặng hoặc biểu hiện
-
Kích thước ADN ở Eukaryota không liên quan tới kích
thước và mức độ tiến hóa của SV
- Đặc điểm
của bộ gen
- Ở Prokaryota
- Gen là những
đoạn ADN liên tục tham gia mã hóa để tổng hợp protein . Toàn bộ phân tử ADN ở
Prokaryota đểu mang thông tin mã hóa cho cá protein
- ở Eukaryota
-
Bộ gen gồm toàn bộ các đơn vị di truyền chứa trong bộ NST
đơn bội của loài và còn có gen trong ti , lạp thể
-
ADN của Eukaryota bao gồm trình tự mã
hóa(exon )xen kẽ những trình tự ko mã hóa (intron ) .Tùy mức độ có mặt của
chúng trong nhân mà các trình tự ADN chia 3 loại :
o
Các trình tự duy nhất :chiếm 10%, là
các gen mã hóa protein , các trình tự này đặc trưng cho từng gen .
o
Các trình tự lặp lại nhiều lần : 10-15%
, là trình tự ko mã hóa, thường tập trung ở vùng tâm động or đầu mút NST . Ở
vùng tâm động chức năng của chúng có thể tham gia vào quá trình di chuyển của
ADN trên thoi vô sắc, ở vùng đầu mút NST có thể tham gia vào sao chép toàn vẹn
phần ADN ở đầu mút NST . Chia 2 loại : ngắn 5-10 đôi nu, dài 100-200 đôi nu
o
Các trình tự có số lần lặp lại trung bình : 25-40% , là trình tự ko mã hóa nhưng cũng có thể phiên mã ra rARN,
tARN ,…,chúng phân tán trong toàn bộ gen , cấu trúc là những chuỗi nu 100-1000
nu lặp lại .
-
Các gen nhẩy : là đoạn ADN có khả năng tích hợp vào gen hoặc rời
khỏi gen , làm biến đổi hoạt động di truyền.
o
Các transposon ở vi khuẩn có nguồn gốc từ ADN của bộ
gen , còn phần lớn transposon ở Eukaryota bắt nguồn từ ARN . Các ARN gắn xen
vào bộ gen theo cơ chế như retrovirus nên gọi là retroposon
o
Các retroposon có 2 nhóm : nhóm 1 là retroposon có
nguồn gốc từ ARN của tế bào , nhóm 2 là từ retrovirus
-
Gen gối nhau
o
Trong ADN của virus và tế bào sinh vật bậc cao , có 2 hoặc hơn 2 gen có
chung 1 phần chuỗi ADN .Các gen này có cấu trúc khác nhau nên tạo các ARN tiền
thân khác nhau rồi tổng hợp protein khác nhau .VD: gen calcitonin/neuropeptid
có 6 exon
II.
ARN
- Cấu tạo ARN
- Cấu trúc bậc 1
-
ARN là polyme cấu tạo từ các đơn phân là ribonucleotid
.
-
Mỗi ribonu có : 1 acid phosphoric, 1 đường ribose (C6H10O5) và base
-
4 base chủ yếu :A và G thuộc purin , U và C thuộc
pyrimidin . Ngoài ra có base hiếm với tỉ lệ > ở ADN : uridin giả, ribothymidin , inosin
-
Acid phosphoric nối với phân tử đường = lk ester , các
base nối với ribose ở vị trí C1
-
Chuỗi ribonu nối với nhau bởi các dây nối dieste trong
đó cứ 1 phân tử acid phosphoric tạo nên 1 cầu nối giữa 2 vị trí 3’và 5’ của 2 phân tử đường kế cận. Chuỗi đó là
polyribonu , là cấu tạo bậc 1 của ARN
-
ARN chỉ có 1 chuỗi đơn, chứa 50-6000 ribonu
- Cấu trúc bậc 2, bậc 3
-
Nhiều ARN có thể uốn cong, gấp khúc -> cấu tạo bậc
2 chứa 2 chuỗi đơn nằm // cạnh nhau và các ribonu của 2 bên có thể liên kết với
nhau từng phần bằng các cầu nối H giữa các base cũng theo nguyên tắc bổ sung
A-U, G-C
-
Phân tử ARN có thể gấp khúc phức tạp tạo cấu trúc bậc
3
- phân loại
ARN : chia 2 nhóm
a.
ARN di truyền: mang thông tin di truyền bậc 1 , gặp ở đa số virus thực vật , 1 số
virus động vật, thể thực khuẩn . Dạng sợi đơn hoặc kép
b.
ARN ko di truyền : được tổng hợp bởi ADN trong quá trình phiên mã .Các loại chính :
rARN, tARN, mARN được tổng hợp từ các gen tương ứng rADN,tADN,mADN .Ngoài ra có các ARN nhỏ trong nhân.
-
rARN( 80%):
o
là thành phần chủ yếu của ribosom, ngoài ra còn thấy
cỏ ti thể , lục lạp . Chiếm tỉ lệ cao nhất 80% có những sự khác nhau về cấu
trúc bậc 1 của rARN .
o
Cấu trúc bậc 2 có dạng uốn cong và có liên kết H từng
quãng (lên tới vài chục base) tạo hình những chiếc cặp tóc dài ngắn khác nhau .
Ribosom ở Prokaryota là loại 70S (50S-30S) , ở Eukaryota là 80S(60-40)
o
Chức năng : vai trò cấu trúc nên ribosom , ngoài ra có
vai trò xúc tác , chức năng khác...
-
t ARN : 15%, dài trung bình 75 nu
o
cấu tạo bậc 2 hình lá 3 chẽ mang các đoạn chuỗi kép
với chiều dài và số đôi base hằng định . Các đoạn sợi đơn uốn vòng thì khá
giống nhau chỉ khác nhau vài vị trí .Cấu tạo hình lá 3 chẽ gấp khúc lại cho cấu
trúc bậc 3 => 2 vị trí đặc biệt
o
Vị trí gắn acid amin :là dãy CCA ở 1 đầu 3’ của phân
tử
o
Vị trí đối mã : đặc hiệu cho mỗi tARN , nhờ đó nó nhận
biết chính xác đơn vị mã twong ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung .
o
Chức năng : vận chuyển acid amin đến ribosom và cùng
với mARN đặt acid amin vào vị trí thích hợp trên chuỗi polypeptid
o
Mỗi tARN chỉ liên kết tạm thời với 1 acid amin nhờ
enzym aminoaxyl-tARN-synthetase ,
enzym này đặc hiệu cho từng acid amin
o
Có trên 60 tARN , có 20 acid amin …
o
t ARN được tổng hợp từ tADN ,Prokaryota có 40-80 gen
này, Eukaryota có 500-1400
o
Cấu trúc hình vòng của tARN: vòng D chứa dihydrouridin
, vòng TψC chứa pseudouridin -> những tARN được phân loại dựa trên độ dài
những cấu trúc hình vòng thay đổi .Đa số chỉ thay đổi 4-5 nu, trong khi đó có
những loại tARN thay đổi tới 20nu
-
mARN : chiếm 5% , mang thông tin di truyền để tổng hợp protein
, độ dài thay đổi.
o
ARN thông tin ở Prokaryota chứa thông tin mã hóa cho
vài chuỗi polypeptid còn ở Eukaryota mỗi mARN chỉ mã hóa 1 chuỗi . mARN ở
Prokaryota được dịch mã ngay thành protein , ở Eukaryota ARN tiền thân tạo mARN
bằng cách thêm cái mũ 7-methylguanozin triphosphat vào nu tại đầu 5’, “cái mũ”
này có vai trò trong khởi đầu tổng hợp protein,và bảo vệ bản sao ARN chống lại
sự phân hủy . Sau đó là quá trình loại bỏ các intron , nối các exon . Cuối cùng
là gắn đuôi poly A vào đầu cuối 3’ . Đuôi poly A có chức năng giúp mARN di
chuyển từ nhân ra tế bào chất và bảo vệ ARN trong dịch mã
-
ARN nhỏ trong nhân : snARN , có 90-300 nu và 1
vài loại protein để tạo phức hợp ribonucleoprotein viết tắt là snRNP. Có loại U1,U2,U4,U5,U6 , snRNP , tham gia quá trình loại bỏ intron , nối exon tạo mARN thuần
thục
III.
Chức năng
của acid nucleic
- Sự tái bản
ADN
-
Xảy ra trước khi tế bào phân chia ,ADN kép mở xoắn, 2
sợi đơn của mẹ dùng làm khuôn để tạo 2 ADN mới, mỗi ADN mới có 1 sợi khuôn còn
sợi kia mới tổng hợp . Các nu trong môi trường gắn với nu ở mỗi sợi đơn theo
nguyên tắc bổ sung . Sự tái bản xảy ra theo chiều 5’-3’ vì ADN polymerase chỉ
xúc tác gắn các nu vào nhóm 3’OH tự do
-
Thành phần tham gia có các nucleozid triphosphat :
dATP, dGTP,dTTP,dCTP, các protein gắn đặc hiệu và các enzym . ADN polymerase III là enzym chủ yếu tham gia vào tái bản ADN , polymerase
I chức năng sửa chữa ADN và loại bỏ ARN
mồi . ADN polymerase II chưa rõ cn.
- Ở Prokaryota
-
Ban đầu , ADN xoắn kép được tháo xoắn nhờ enzym topoisomerase ( I và II)
-
Giai đoạn khởi đầu
o
Nơi bắt đầu sự tái bản (điểm gốc) được xác định bởi
các protein gắn sợi ADN đơn còn gọi là SSB . Chúng có chức năng xác định vị trí
khởi đầu tái bản và ngăn cản 2 sợi đon kết hợp lại trong quá trình tái bản
o
ADN helicase gắn với protein SSB để xác định vị trí
bắt đầu mở xoắn kép .Sau đó helicase được giải phóng khỏi phức hợp và sự mở
xoắn tiếp tục tạo nên 1 cái rĩa chẽ đôi. Tiếp đó ADN helicase gắn với ADN
primase để tạo phức hợp primosome (thể khởi đầu ). Dưới sự mở xoắn của ADN
helicase , thể khởi đầu chuyển động trên sợi chậm của rĩa tái bản, khi trượt
đến đâu thì tổng hợp những ADN mồi ở đó nhờ enzym ADN primase . Đồng thời quá trình mở xoắn ADN
để tạo rĩa tái bản , 2 phân tử ADN polymerase III giống hệt nhau , 1 gắn vào
sợi nhanh , 1 gắn vào sợi chậm của rĩa tái bản
-
Giai đoạn kéo dài
o
Tại sợi nhanh(tổng hợp kiểu liên tục) , ADN Polymerase
III cùng với 2 phân tử protein có tác dụng như cái kẹp giữ cho ADN polymerase
trượt trên sợi khuôn , trượt đến đâu thì tổng hợp chuỗi ADN mới đến đó bằng
cách trùng hợp các nu theo chiều 5’-3’
o
Tại sợi chậm( tổng hợp kiểu gián đoạn ): ADN
polymerase III di chuyển trên sợi chậm xúc tác việc gắn các nu vào ARN mồi để
tổng hợp nên đoạn ADN gọi là Okazaki
. Để tạo điều kiện cho sự tổng hợp theo kiểu gián đoạn , sợi chậm phải gấp khúc
lại Sự tổng hợp ADN xảy ra tại vài điểm
trên vùng tái bản .Mỗi đơn vị tái bản gồm ARN mồi và đoạn Okazaki cách đơn vị
khác 1 khoảng đều đặn (100-200 nu ở Eukaryota và 1000-2000 nu ở vi khuẩn )
-
Giai đoạn kết thúc
o
Tại sợi chậm: ARN mồi bị loại bỏ bởi ADN polymerase I
, enzym này nhận ra ARN ở phân tử lai
ADN –ARN . Sự loại bỏ ARN để lại những khoảng trống -> được hoàn thiện bởi
ADN polymerase I và enzym nối (ADN
ligase ) .Quá trình trên gọi là khôi phụ hoàn thiện sợi ADN
o
Tại sợi nhanh : tín hiệu kết thúc sẽ báo hiệu việc kết
thúc tổng hợp ADN
- Ở Eukaryota
-
Điểm giống Prokaryota , tiến hành dựa
theo nguyên tắc
o
Hai hướng
o
Chiều 5’-3’
o
1 sợi đơn tổng hợp theo kiểu liên tục , 1 sợi đơn tổng
hợp theo kiểu gián đoạn
o
Cần ARN mồi
-
Điểm khác :
o
Do ADN của Eukaryota lớn nên sự tái bản bắt đầu cùng
lúc ở nhiều điểm khởi đầu trong khi Prokaryota chỉ có 1 điểm khởi đầu
o
ở Prokaryota , tái bản ADN do 3 loại ADN polymerase
đảm nhieeumj , còn ở Eukaryota có các loại sau
§ ADN polymerase α: hay ADN primase có chức năng tổng hợp ARN mồi cho mạch
chậm , chức năng khác chưa rõ , nó ko có khả năng sửa sai.
§ ADN polymerase β: giống chức năng ADN polymerase I ở Prokaryota , nghĩa
là tổng hợp đi kèm với sửa sai và hoàn chỉnh mạch mới sau khi ARN mồi bị loại
§ ADN polymerase γ: ở ti thể, chức năng chưa rõ
§ ADN polymerase δ: gần giống chức năng ADN polymerase III ở Prokaryota
§ ADN polymerase ε: mới phát hiện , chưa rõ chức năng
o
Tham gia tái bản ở Eukaryota còn có nhiều protein
chuyên biệt như ; kháng nguyên trong nhân tế bào đang phân chia có chức năng
hoạt hóa các ADN polymerase ε va δ, cá nhân tố sao chép A và C (RF-A, RF-C) cần
cho hoạt động của ADN polymerase α và δ
o
Mô hình : trước hêt sadn tháo xoắn nhờ topoisomerase
và RF-A . Trên mạch chậm ADN polymerase α tương tác với RF-A tổng hợp ARN mồi
dài ~10 nu . Mồi này được nối thêm 20 nu nhờ ADN polymerase α và RF-C . Lúc đó
kháng nguyên trong nhân chặn ADN polyα lại , giúp ADN poly δ gắn vào tổng hợp
đoạn okazaki ,
ADN poly α tách ra được chuyển lên mạch đối diện và tổng hợp liên tục mạch mới
- Phiên mã ngược
-
ADN tổng hợp từ khuôn mẫu là ARN nhờ 1 loại enzym là ADN polymerase phụ thuộc ARN ( còn gọi là
enzym phiên mã ngược ( reverse
transcriptase))
-
Đầu tiên enzym phiên mã ngược tìm thấy ở virus gây K
,sau đó phát hiện ở các mô bình thường
- Sự phiên mã
ra ARN
- Ở Prokaryota
-
ARN polymerase : m= 500.000 Kda , gồm 5 chuỗi polypeptid : α; β; β;
ω; σ . Phần lõi là 2 chuỗi α, 3 chuỗi β; β; ω làm nhiệm vụ tổng hợp ARN , chuỗi
σ giúp enzym gắn vào vị trí thích hợp trên
ADN khuôn.
-
Giai đoạn khởi đầu :
o
ARN polymerase gắn với đoạn ADN đặc hiệu trong vùng
khởi đầu của gen. Trong vùng khởi đầu có điểm -35 và -10 ( trước điểm phiên mã
35 và 10 nu) , vùng này có các hộp khởi đầu .
o
Khởi đầu sự phiên mã ARN polymerase trượt dọc trên
phân tử ADN đến khi nó gắn vào vùng khởi đầu . Đoạn ADN ngắn gần hộp khời đầu
tháo xoắn và 1 sợi đôn ADN được bộc lộ làm khuôn để tổng hợp ARN . Sự phiên mã
bắt đầu bằng gắn nucleozid triphosphat đầu tiên vào phức hợp ARN polymerase ,
nucleozid triphosphat tiếp theo gắn vào thứ nhất ở vị trí 3’OH qua lk
phosphodieste , cứ như vậy đến khoảng 10 nu thì cấu trúc ARN polymerase thay
đôi , chuỗi σ được giải phóng , gđ khởi
đầu kết thúc
-
Giai đoạn kéo dài : ARN polymerase gắn thêm
vài protein gọi là nhân tố kéo dài và biến thành phức hợp phiên mã hoạt động .
Quá trình tổng hợp ARN diễn ra bằng cách trùng hợp các ribonu theo chiều 5’-3’
-> tạo phân tử ARN mới
-
Giai đoạn kết thúc :
o
Khi có yếu tố Rho (
ρ) gắn vào ARN thì báo hiệu ngừng tổng hợp ARN
o
Hoặc kết thúc khi trên phân tử ADN khuôn chứa tín hiệu
kết thúc, đó là vùng có tỉ lệ base đặc trưng
-
Kết quả:
o
sợi ARN mới tách khỏi ADN khuôn , 2 sợi đơn của ADN
xoắn lại với nhau , phức hợp ARN polymerase và Rho được giải phóng để thực hiện chu kỳ mới
o
mARN được sử dụng ngay để tổng hợp protein
- Ở Eukaryota
-
Khác với Prokaryota , có 3 loại ARN polymerase
o
I: ở trong hạch nhân , xúc tác tổng hợp rARN
o
II: xúc tác tổng hợp tiền thân mARN và các snARN
o
III: tổng hợp tiền thân của tARN và rARN và 1 số snARN
o
Mỗi ARN polymerase có 2 tiểu đơn vị lớn và 6-10 tiểu
đơn vị nhỏ . Những ARN polymerase ở Eukaryota cũng ko có khả năng tự khỏi động
phiên mã
-
Vùng khởi đầu và quá trình khởi đầu phiên mã
o
Những trình tự vùng khởi đầu ở Eukaryota lớn hơn ,
phức tạp hơn và đa dạng hơn ở Prokaryota . Nhiều trình tự vùng khởi đầu cho ARN
polymerase II chứa những trình tự TATA giống nhau gọi là hộp TATA . Hộp này
trước vị trí phiên mã 25-30 nu
o
Trước khi ARN polymerase II bắt đầu phiên mã 1 gen ,
các yếu tố phiên mã (TF) bản chất là protein như TF-IID gắn vào trình tự
TATA.Tiếp theo là gắn yếu tố phiên mã TF-IIB và tuần tự sau nữa là TF-IIE, TF-IIH,
TF-IIF gắn trực tiếp vào ARN polymerase
o
Khi những phản ứng gắn gốc phosphat vào ARN polymerase
II được xúc tác bởi TFIIH thì ARN polymerase trở nên hoạt động và bắt đầu phiên
mã
o
Hoạt động của vùng khởi đầu chịu ảnh hưởng của việc gắn yếu tố kích thích phiên mã với trình
tự ADN vùng khởi đầu sẽ làm tăng hiệu quả phiên mã của gen
o
1 gen riêng biệt có thể được kiểm soát hoạt động phiên
mã bằng sự tương tác của những protein đặc hiệu với vị trí gắn tương ứng ở vùng
khởi đầu
-
Quá trình tạo mARN thuần thục
o
ARN tiền thân tạo mARN bằng cách thêm cái mũ
7-methylguanozin triphosphat vào nu tại đầu 5’, “cái mũ” này có vai trò trong
khởi đầu tổng hợp protein,và bảo vệ bản sao ARN chống lại sự phân hủy . Sau đó
là quá trình loại bỏ các intron , nối các exon . Cuối cùng là gắn đuôi poly A
vào đầu cuối 3’ . Đuôi poly A có chức năng giúp mARN di chuyển từ nhân ra tế
bào chất và bảo vệ ARN trong dịch mã
o
Thể nối (tạo bởi U1,U2,U4,U5,U6 , snRNP …) tham gia quá
trình loại bỏ intron , nối exon tạo mARN thuần thục
Nguồn bác sĩ đa khoa