Bệnh Kawasaki
Đại cương
- Là hội chứng viêm mạch máu cấp nguyên nhân không rõ và xảy ra ở trẻ nhỏ.- Tuổi thường gặp từ 6 tháng đến 4 tuổi.
- Bệnh ảnh hưởng tới các động mạch có đường kính nhỏ và trung bình, đặc biệt là động mạch vành
- Giãn và phình động mạch vành xảy ra ở 15 -25% trẻ không được điều trị. Phình động mạch vành xảy ra ở 0.5 -1% trẻ được điều trị một cách bài bản.
- Bình thường đường kính động mạch vành tăng theo tuổi ở trẻ em, các nghiên cứu cho thấy nó tương quan chặt chẽ với diện tích da cơ thể.
- Vị trí gặp phình theo thứ tự : động mạch liên thất trước, gốc động mạch vành phải, thân chung động mạch vành trái, động mạch mũ và ngọn động mạch vành phải.
- Biến chứng : tắc mạch, nhồi máu cơ tim, chết đột tử
Biểu hiện lâm sàng :
- Sốt cao > 39 độ C 5 ngày đầu- Ban đa hình
- Thay đổi môi và khoang miệng ( Môi đỏ, khô , nứt, họng đỏ, lưỡi dâu)
- Viêm kết mạc hai bên ( thường kết mạc nhãn cầu, không tạo mủ)
- Thay đổi ở đầu chi: Cấp: Phù lòng bàn tay, bàn chân, mu tay , mu chân
Bán cấp : Bong da quanh móng tay, móng chân vào tuần thứ 2, 3 của bệnh.
- Hạch cổ 1 bên, đường kính > 1.5 cm
Giãn động mạch vành có thể thấy sau sốt 4 ngày, quá trình tiến triển phình có thể kéo dài hằng năm.
Chẩn đoán :
Cần loại trừ các bệnh lý toan thân khác có biểu hiện tương tự như sốc nhiễm độc, sốt tinh hồng nhiệt, hội chứng Steven Johnson, JRA hệ thống…
1/ Có thể chẩn đoán Kawasaki khi sốt ít nhất 5 ngày và < 4 tiêu chuẩn chính kèm bất thường động mạch vành trên siêu âm tim 2D hoặc chụp mạch vành
2/ Nếu có ≥4 tiêu chuẩn chính, có thể chẩn đoán Kawasaki vào ngày thứ 4.
Biểu hiện theo hệ cơ quan:
Hệ tim mạch: Suy tim sung huyết, sốc tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hở van timHệ cơ xương : Viêm khớp, đau khớp, hủy cơ
Hệ hô hấp : viêm phế quản, viêm phổi mô kẽ…
Hệ tiêu hóa : rối loạn chức năng gan, túi mật nước, vàng da ứ mật, gan to. Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, gải tắc ruột, tắc ruột
Hệ thần kinh : dễ kích thích , bứt dứt, viêm màng não vô trùng chiếm 25 % trường hợp.
Hệ tiết niệu sinh dục : suy thận cấp, viêm thận kẽ khu trú, bàng quang, tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
Các hệ cơ quan khác : Đỏ da, bong da, viêm mống mắt thể mi, bong da nếp bẹn.
Vai trò siêu âm tim :
Đo đường kính thân động mạch vành và phần nào tại nhánh của nóSiêu âm giúp theo dõi biến chứng của bệnh lên hệ thống mạch vành
![]() |
Hình minh họa về bất thường động mạch vành |
![]() |
Mặt cắt cạnh ức trục ngang ngang van hai lá : phình động mạch liên thất trước |
![]() |
Giãn động mạch vành phải |
![]() |
Mặt cắt cạnh ức trục ngang : phình động mạch vành phải |
![]() |
Phình động mạch vành Phải đoạn giữa và đoạn xa |
![]() |
Phình động mạch vành trái và động mạch mũ |
Mức độ giãn vành :
Nhẹ < 5 mmTrung bình : 5-8 mm
Nặng > 8 mm
Chụp vành :
![]() |
Chụp vành : Phình động mạch liên thất trước và động mạch mũ |
Bác sĩ đa khoa