1.
Tính
thống nhất của hệ thống sinh giới
-
Mọi SV đều có 1 nguồn gốc chung . Trong quá trình tiến
hóa , từ các phân tử vô cơ và hữu cơ ->các mầm mống của chất sống được hình
thành -> hình thành các SV đầu tiên của trái đất. Trải qua quá trình chọn
lọc tự nhiên , chọn lọc nhân tạo từ tổ tiên ban đầu hình thành nhiều loài mới
-> SV ngày càng đa dạng phong phú nhưng mọi SV đều thống nhất ở các điểm sau
- Mọi cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào : Từ SV đơn đến đa bào , TB đều là đơn vị cấu trúc và chức năng của
cơ thể
- Mọi cơ thể đều có hiện tượng trao đổi chất:
-
TĐC là nhu cầu của mọi cơ thể sống. Mọi hoạt động từ
mức độ cơ thể, tế bào hay phân tử đều cần năng lượng , năng lượng sinh ra từ
các chất cơ thể tự tổng hợp được hoặc từ thức ăn .
-
Thức ăn vào cơ thể được trải qua nhiều phản ứng hóa
học có sự xúc tác của enzym, để chuyển
thành các chất cần thiết cơ thể hấp thụ được để tạo nên chính cơ thể mình . Đó
là quá trình chuyển hóa vật chất.
-
Quá trình chuyển hóa vật chất gồm : đồng hóa ( hấp thụ
các chất tạo nên cơ thể) và dị hóa (đào thải các chất cơ thể ko hấp thụ được
-
Vậy TĐC là nhu cầu của cơ thể sống, chuyển hóa vật
chất cung cấp NL cho mọi hđ của cơ thể , tạo vật chất cho cơ thể sinh trưởng
phát triển .
- Mọi cơ thể đều có hiện tượng sinh trưởng , phát triển và sinh sản
-
Qua trao đổi, chuyển hóa vật chất , cơ thể SV lớn lên
.Ở SV sinh sản hữu tính ,từ hợp tử ->phân chia nhiều lần thành phôi -> thai -> cá thể non -> TB
tiếp tục phân chia để cơ thể sinh trưởng
-
Đến 1 giai đoạn , cơ thể chuyển sang giai đoạn phát
triển ,có hoạt động sinh dục và từ đó có sinh sản. Tính phát triển và tính sinh
sản là tính đặc thù của mọi cơ thể sống , nhờ có sinh sản mà SV thể hiện được
đặc điểm “di truyền và biến dị”
- Mọi cơ thể đều có hiện tượng cảm ứng
-
Là khả năng trả lời lại những kích thích, thay đổi của
môi trường. Có 2 kiểu trả lời:
o
= các phản ứng tức thời : có thể là sự vận động , phản
ứng hóa học, dòng điện sinh lí
o
= hiện tượng thích nghi: có thể là thích nghi kiểu
hình or thích nghi kiểu gen
- Đều có mã di truyền giống nhau : Bộ 3 mã di truyền giống nhau ở mọi
SV
2.
Các đơn
vị phân loại hệ thống sinh giới
-
Loài: là đơn vị cơ sở để phân loại sinh giới . Loài là nhóm những cá thể
giống nhau về cấu tạo , hình thái, sinh lí , có chung 1 nguồn gốc và có thể
giao phối với nhau .VD: người, chuột nhắt…
-
Các đơn vị dưới loài :Gồm phân loài , thứ hay chủng.
o
Sự khác biệt giữa các phân loài với nhau , hay giữa
các chủng nhiều khi rất khó, chúng chỉ khác nhau chút ít , giữa chúng còn có
nhiều dạng trung gian .
-
Các đơn vị phân loại trên
loài
o
Chi : trước gọi là giống ,gồm nhiều Loài có nhiều đặc
điểm giống nhau,có tổ tiên chung
o
Nhiều Chi gần nhau hợp thành Họ , nhiều Họ giống nhau
, gần nhau hợp thành Bộ , nhiều Bộ gần nhau hợp thành Lớp , nhiều Lớp gần nhau
hợp thành Ngành , nhiều ngành gần nhau hợp thành Giới . Trên đơn vị Giới có
trên Giới
o
Ngoài các đơn vị chính nêu trên người ta còn dùng các
đơn vị phụ . Tên các đơn vị dưới thường đặt thêm từ phân hay phụ (sub) như phân
loài, phân chi…Tên các đơn vị trên đặt thêm từ trên hoặc liên(super) như liên
họ , liên lớp
-
Phân loại hệ thống sinh giới
o
Trên Giới Prokaryota gồm : ngành virus, ngành vi khuẩn
, ngành vi khuẩn lam
o
Trên Giới Eukaryota gồm : giới nấm , giới thực vật ,
giới động vật
3.
Cách viết
tên khoa học của 1 loài sinh vật
-
Dùng chữ la tinh -> viết như sau:
-
Tên Chi (viết hoa)tên loài (k o viết hoa) VD: chuột
nhắt trắng là Mus musculus
-
Trong TH có phân chi: tên Chi ( hoa) tên phân chi(hoa)
tên loài( thường) VD: muỗi SXH là Aedes (Stegomyia)aegypty
-
TH tên khoa học của loài SV có tên người phát hiện ,
năm phát hiện
o
VD: cây lúa tẻ: Oryza sativa Linn / Muỗi Anopheles
tokinensis Galliard ,Ngữ, 1941
-
Tên khoa học cho biết vị trí của loài trong hệ thống
sinh giới VD:
o
Người Homo sapiens thuộc :trên giới Eukaryota , giới
Động vật , ngành Dây sống, phân ngành ĐV có xương sống, lớp Có vú , phân lớp Có
rau , bộ Linh trưởng, họ Người , chi Homo , loài sapiens .
4.
Đặc điểm
nhân tế bào Prokaryota và Eukaryota
- Prokaryota
-
Là SV có tế bào nhân thô sơ, gồm : vi khuẩn ,virus,vi
khuẩn lam (tảo lam) .Nhân có đặc điểm:
o
Tế bào của cơ thể có nhân đơn bội 1n NST
o
Có 1 NST duy nhất, hình vòng hoặc hình sợi
o
Về thành phần hóa học NST có thể là :ADN sợi kép
(E.coli), ADN sợi đơn( phagiơ φx174) , ARN sợi kép (reovirus), ARN sợi
đơn(influenza , virus khảm thuốc lá..)
o
ADN hoặc ARN của Prokaryota nói chung ko liên kết với
protein histon , 1 số lk với protein nhưng ko giống histon
o
Ngoài NST , nhiều vi khuẩn có ADN khác gọi là plasmid
. Plasmid mã hóa protein ko cần cho sự sinh trưởng mà cho sự kháng kháng sinh
hoặc chất độc và 1 số tính trạng 

o
Ko có màng nhân phân cách nhân và TBC
o
Cấu trúc của gen là liên tục , ko có exon xen kẽ
intron, rất hiếm loài có gen bị gián đoạn bởi những chuỗi nu rất ngắn
- Eukaryota
-
Là SV có tế bào nhân chuẩn , gồm : động vật , thực vật
, nấm. Gọi là những SV bậc cao
-
Nhân tế bào Eukaryota có đặc điểm
o
Tế bào cơ thể có nhân lưỡng bội 2n NST (trừ 1 số nấm,
tảo , rêu..)
o
Mỗi nhân gồm nhiều cặp NST , ít nhất 2 cặp
o
NST hình sợi
o
NST được cấu tạo bởi ADN sơi kép liên kết với histon
và 1 số protein ko phải histon
o
Cấu trúc exon xen kẽ intron (exon: đoạn gen có mã hóa
thông tin di truyền, intron: đoạn ko mã hóa thông tin di truyền )
o
Các NST của 1 tế bào đều nằm trong nhân , nhân có màng
nhân phân cách với TBC
o
Khác Prokaryota , Eukaryota còn có ti thể, thực vật
còn có lạp thể . Ti thể lạp thể chứa ADN riêng hình vòng mã hóa 1 số protein
riêng cho ti thể và lạp thể
Nguồn Bác sĩ đa khoa