.
.
.
ALS Alzheimer An - day - mo an hoa residence long hai resort website an hoa residence luxury villas Anoa Dussol Perran atlas-sieu-am Bac-si-noi-tru Bai-tap-huu-ich bang-can-nang-thai-nhi benh-als benh-als-la-gi Benh-co-tim Benh-Dau-Mat-Do benh-dau-vai-gay Benh-mach-vanh Benh-mang-ngoai-tim Benh-o-nam-gioi Benh-o-nguoi-gia Benh-o-phu-nu Benh-o-tre-nho Benh-phu-khoa-khac Benh-tim-bam-sinh Benh-tu-cung Benh-van-tim Benh-xa-hoi Bệnh an - dây mơ bệnh viêm phổi cấp tính bệnh viêm phổi lạ Buong-trung Cac-benh-thuong-gap Cac-cung-dong-mach-gan-tay Cac-dong-mach-vanh-tim Cac-hoi-chung-dot-bien-so-luong-nhiem-sac-the Cac-khoi-u-trong-tim Cac-lien-quan-cua-da-day Cac-phuong-tien-giu-tu-cung-tai-cho Cac-thuy-nao Cac-u-lanh-tinh Cac-xoang-tinh-mach-nhom-truoc-duoi Cac-xoang-tinh-mach-so-nhom-sau-tren Cach-chua-dau-mat-do cach-chua-vet-bam-tim cach-lam-tan-mau-bam cach-phong-chong-dich-ebola cach-phong-dich-soi Can-lam-sang-khac can-nang-thai-nhi cap-nhat-dich-benh-ebola cap-nhat-tinh-hinh-ebola Cau-tao-cua-tim Cau-tao-cua-tuy-song Chan-doan-hinh-anh chua-vet-bam-tim chuan-bang-theo-doi-can-nang-thai-nhi Chuyen-khoa Chuyen-khoa-sau Co-nhai Co-the-hoc-thai-binh-thuong Da-lieu Da-thai-song-thai Dam-roi-canh-tay Dam-roi-than-kinh-canh-tay Dam-roi-that-lung Dam-roi-that-lung-cung Danh-nhan-nganh-y Danh-sach-truong-cap-hoc-bong dau-vai-gay day-5 de-thi-bac-si-noi-tru-mon-ngoai-2014 De-thi-nam-2013 De-thi-nam-2014 De-thi-nam2012 Di-tat-he-co-xuong Di-tat-he-ho-hap Di-tat-he-than-kinh Di-tat-he-tiet-nieu-sinh-duc Di-tat-he-tieu-hoa Di-tat-he-tuan-hoan Di-tat-khuyet-thanh-bung dịch SARS dich-benh-nguy-hiem Dich-Dau-Mat-Do dich-ebola dich-soi dieu-tri-benh-ebola dieu-tri-ebola Dinh-duong-cho-co-the Dong-mach-canh-chung Dong-mach-canh-tay Dong-mach-canh-trong Dong-mach-chay-sau Dong-mach-chay-truoc Dong-mach-cua-da-day Dong-mach-dui Dong-mach-khoeo Dong-mach-nach Dong-mach-quay Dong-mach-tru Dong-mach-tu-cung Du-hoc Duong-dan-truyen-cam-giac-dau-nhiet Duong-dan-truyen-cam-giac-sau-co-y-thuc Duong-dan-truyen-cam-giac-xuc-giac Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-co-than-chi Duong-dan-truyen-van-dong-co-y-thuc-o-dau-mach duong-laylan-virus-ebola ebola Gioi-han-va-phan-chia-vung-co-truoc-ben Guinea He-thong-tinh-mach-don Hinh-anh-sieu-am-bat-thuong-va-di-tat-phat-hien-som-trong-3-thang-dau Hinh-anh-sieu-am-binh-thuong-trong-3-thang-dau-tam-ca-nguyet-I Hinh-the-ngoai-cua-tim Hinh-the-ngoai-dai-nao Hinh-the-va-lien-quan-cua-tu-cung Hoa-sinh Hoi-dap International-SOS-tuyen-dung Khop-goi Khop-hong Kiem-tra-dinh-ki Kinh-nghiem-apply-ho-so Kinh-nghiem-on-thi Kinh-nguyet Lao-khoa Liberia Lien-quan-cua-khoi-ta-trang-co-dinh-va-dau-tuy Lien-quan-cua-Than Mac-noi-nho mau-benh-an mau-benh-an-san mau-benh-an-san-phu-khoa Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung Mo-ta-cac-nhanh-cua-dam-roi-that-lung-cung Mo-ta-mot-so-co-dui Mo-ta-tam-giac-dui-va-ong-co-khep moi-vai-gay Mon-giai-phau Môn Nội khoa - Tài liệu ôn thi bác sĩ nội trú - Đại học Y Hà Nội Ngan-hang-cau-hoi Ngan-hang-de-thi Ngoai Ngoai-khoa Nguồn Bác sĩ đa khoa Chuyen-khoa người phụ nữ huyền thoại Nhan-khoa Nhi Nhi-khoa Nigeria Nina-Pham Nina-Phạm Noi Noi-khoa Ong-ben Ong-nguc Pha-thai phac-do-dieu-tri-dich-ebola Phan-doan-va-lien-quan-cua-nieu-quan phap-do-dieu-tri-virus-ebola phòng chống viêm phổi lạ phong-chong-dau-mat-do phong-chong-say-xe phong-dich-ebola phong-dich-soi phong-virus-ebola phu-ebola Phu-khoa phu-mo-ebola Rang-ham-mat Sach-y-khoa San San-phu-khoa sanctuary SARS Say-xe Sierra Leone Sieu-am-doppler-trong-san-phu-khoa Sieu-am-mach-mau Sieu-am-Mmode Sieu-am-nhau-thai-oi-day-ron Sieu-am-o-bung Sieu-am-phan-phu-tu-cung-buong-trung Sieu-am-thai Sieu-am-tim siêu âm bác sĩ phương siêu âm thai Sinh-ly So-sanh-than-kinh-giao-cam-va-doi-giao-cam So-sanh-than-kinh-than-the-va-than-kinh-tu-chu sos-tuyen-dung Suc-khoe-dinh-duong Suc-khoe-sinh-san Tai-lieu-on-thi Tai-mui-hong Tam-than-hoc Than-kinh-giua Than-kinh-ham-duoi Than-kinh-ham-tren Than-kinh-mat Than-kinh-quay Than-kinh-tru Than-kinh-tu-chu-cua-tim Thong-tin-y-te Thuc-quan thuoc-tri-HIV Tieng-anh Tieng-phap tim-hieu-benh-als tim-hieu-dau-vai-gay Tin-tuc Toan trieu-chung-dau-mat-do Trung-that Truyen-nhiem Tui-mac-noi Tuyen-dung vaccine-dieu-tri-virus-ebola vet-bam-tim Vi-tri-va-hinh-the-ngoai-cua-tuy-song viêm phổi cấp tính viêm phổi lạ virus corona virus-Adenovirus virus-ebola vu hán trung quốc vũ hán trung quốc WHO Y-hoc-di-truyen Y-hoc-pho-thong Y-ta-my

I. CÚM A(H7N9) TRÊN NGƯỜI:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÚM GIA CẦM A(H7N9)

1. Vi rút cúm gia cầm A (H7N9) là gì?
Vi rút cúm gia cầm A(H7N9) là những vi rút cúm thuộc tuýp A, chủng H7N9, thường gây bệnh cúm ở các loại gia cầm và các loài chim. Mặc dù đã ghi nhận một số loại vi rút cúm chủng H7 (như H7N2, H7N3 và H7N7) lây nhiễm ở người, nhưng trước đây chưa có ca lây nhiễm vi rút H7N9 nào ở người được báo cáo cho đến tháng 3 năm 2013, khi có các trường hợp được  báo cáo từ Trung Quốc.
2. Những triệu chứng chính khi bị lây nhiễm vi rút H7N9 ở người là gì?
Cho đến nay, hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm loại vi rút này đều bị viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong, với những triệu chứng phổ biến là sốt, ho, khó thở. Chỉ có một số ít người có các biểu hiện của triệu chứng cúm nhẹ và sau đó bình phục mà không cần điều trị y tế.
3. Tại sao hiện nay loại vi rút này lại lây lan sang người?
Vi rút H7N9 trước kia không thấy lây lan ở gia cầm, các loài động vật khác và cho đến hiện nay cũng chưa rõ tại sao nó lại có thể lây nhiễm ở động vật và lây nhiễm cả sang người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan về thú y đang tiếp tục theo dõi loại vi rút này trên khắp thế giới để cố gắng giải đáp rõ hơn những thắc mắc này.
4. Vi rút H7N9 có khác với các vi rút cúm A khác như H1N1 và H5N1 không?
Có sự khác nhau giữa các vi rút này. Các vi rút H7N9 và H5N1 được coi là vi rút cúm ở động vật, và đôi khi cũng lây sang người. Còn các vi rút H1N1 có thể được chia thành các loại thường lây nhiễm ở người và loại thường lây nhiễm ở động vật.
5. Con người bị nhiễm vi rút H7N9 như thế nào?
Thông tin hiện có về dịch tễ học và vi rút học chứng tỏ rằng hầu hết các ca lây nhiễm vi rút H7N9 ở người là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm đã nhiễm bệnh (chẳng hạn: đi đến những khu chợ, tiếp xúc với môi trường ở chợ, nơi nhốt hoặc nơi giết mổ gia cầm). Rất ít trường hợp là do lây nhiễm từ người sang người.
Do vi rút H7N9 không gây các bệnh nghiêm trọng ở gia cầm khi bị nhiễm, nên sự lây nhiễm này có thể rất “âm thầm”, vi rút lan rộng trong gia cầm và các động vật. Trong các trường hợp đó, khó có thể xác định được nguyên nhân phơi nhiễm chính xác ở người.
Mặc dù đã có các chùm ca bệnh * (những trường hợp lây nhiễm ở người sống gần nhau), nhưng loại vi rút này dường như không dễ dàng lan truyền từ người sang người và chưa có báo cáo nào về việc lan truyền liên tục từ người sang người mặc dù đã có điều tra và theo dõi các ca và giữ liên lạc với các ca đó.
* “Chùm ca bệnh” được định nghĩa là hai hay nhiều người có cùng các triệu chứng trong thời gian 14 ngày và là những người có liên quan trong một môi trường cụ thể như lớp học, công sở, hộ gia đình, gia đình lớn, bệnh viện, tổ chức dân cư, doanh trại quân đội hay một nhóm người cùng nhau đi cắm trại, dã ngoại…
6. Làm thế nào để tránh bị lây nhiễm vi rút H7N9?
Mọi người cần luôn lưu ý thực hiện theo các tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản để ngăn ngừa lây nhiễm. Các tiêu chuẩn đó bao gồm việc đảm bảo vệ sinh tay và hô hấp và những lưu ý về an toàn thực phẩm.
Vệ sinh tay:
Rửa sạch tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi xử lý rác thải là động vật; khi tay bẩn; trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Vệ sinh tay còn giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cho bản thân, ngăn ngừa lây lan bệnh trong bệnh viện (nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân và những người khác).
Hàng ngày rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy khi nhìn thấy tay bẩn; Nếu không nhìn thấy rõ tay bẩn, hãy rửa bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất rửa tay có chứa cồn.
Vệ sinh hô hấp
Khi ho hoặc hắt hơi, phải che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, khăn giấy, tay áo hoặc khuỷu tay; bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín ngay sau khi sử dụng; vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với chất bài tiết hô hấp.
An toàn thực phẩm
Xem bên dưới (câu hỏi số 8)
7. Liệu có an toàn không khi ăn thịt/các sản phẩm từ động vật như thịt gia cầm, trứng và thịt lợn?
Do các vi rút cúm không hoạt động được trong điều kiện nhiệt độ được sử dụng để nấu ăn (700C trở lên), nên các sản phẩm từ thịt và trứng vẫn có thể được sử dụng an toàn với điều kiện là đã được xử lý đúng trong quy trình chế biến thực phẩm và nấu chín kỹ (tất cả các phần của thực phẩm phải đạt 700C trở lên, Ví dụ: thịt gia cầm không còn màu hồng). Ở những nơi bùng phát dịch, việc tiêu thụ các sản phẩm thịt sống hoặc sơ chế và trứng có nguy cơ rủi ro cao và không nên được khuyến khích. Các con vật bị ốm hoặc đã chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân đều không nên ăn.
8. Làm thế nào để có thể chế biến thịt và trứng an toàn?
Luôn để thịt và trứng sống cách xa các thức ăn đã nấu chín để tránh lây nhiễm. Không sử dụng cùng một thớt băm hay cùng một dao để cắt thịt sống và các thức ăn khác. Không chế biến các món ăn sống và chín mà không rửa tay giữa các lần chế biến và không để thịt chín trong cùng một đĩa hay bề mặt mà đã để trước khi nấu. Không sử dụng trứng sống hay trứng lòng đào. Sau khi chế biến thịt sống, phải rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước. Rửa và khử trùng tất cả các bề mặt và đồ dùng đã tiếp xúc với thịt sống.
Động vật bị bệnh và động vật đã chết do bệnh thì không nên ăn. Không cho hoặc bán các con vật đã chết như thế này cho người khác. Cũng không được dùng những con vật đó làm thức ăn cho các con vật khác.
9. Có an toàn không khi đến các khu chợ bán thịt gia cầm sống và các trang trại ở những vùng đã có trường hợp lây nhiễm ở người?
Khi đến các khu chợ bán thịt gia cầm sống hay các loài vật khác, các trang trại và hộ gia đình nuôi gia cầm, hãy tránh tiếp xúc với con vật sống và các bề mặt tiếp xúc với con vật. Trẻ em nên tránh xa các con vật ốm và chết và phải rửa tay trước khi ăn. Nếu bạn sống trong một trang trại hay có nuôi gia cầm hoặc các loài vật khác trong nhà hoặc ngoài sân, phải duy trì vệ sinh tốt, đặc biệt là ở những nơi chế biến và tiêu thụ thực phẩm, và phải thông báo ngay với chính quyền địa phương về trường hợp vật nuôi ốm và chết. Không nên giết mổ hoặc chế biến vật nuôi ốm làm thức ăn.
10. Nguồn lây nhiễm cho người có phải là gia cầm và các chợ bán thịt gia cầm sống không?
Hầu hết các trường hợp lây nhiễm ở người đã ghi nhận là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm hay môi trường bị nhiễm bệnh. Một số ít các ca dường như do lan truyền từ người sang người. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng gia cầm bị nhiễm là nguồn lây nhiễm duy nhất; các nguồn lây nhiễm khác từ vật nuôi hay môi trường cũng không thể loại trừ.
11. Việc đóng cửa các chợ gia cầm có ảnh hưởng đến việc lan truyền của vi rút này không?
Ở những nơi vi rút đang hoành hành, việc đóng cửa các chợ bán gia cầm sống làm giảm nguy cơ phơi nhiễm ở người. Tuy nhiên, các biện pháp khác được thực hiện ở các chợ và dọc chuỗi cung cấp ở chợ cũng có thể giúp giảm những rủi ro này.
Để duy trì vệ sinh chung, các chuyên gia khuyến cáo rằng các chợ bán gia cầm sống phải thường xuyên được đóng cửa định kỳ, tạm thời di dời tất cả gia cầm và vệ sinh chợ thật kỹ. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các loại gia cầm mới được đưa vào chợ bán có thể giúp đảm bảo phát hiện sớm và loại bỏ các con gia cầm đã bị nhiễm cúm.
Thường xuyên duy trì các chợ gia cầm sống cũng có thể đảm bảo rằng sự gián đoạn kinh tế và khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với nguồn protein được giảm thiểu, và rằng việc kinh doanh gia cầm không bị lệch hướng sang phân phối không có kiểm soát và các kênh bán hàng khác.
12. Có vắc xin nào để kháng loại vi rút H7N9 này không?
Hiện nay, chưa có loại vắc xin nào để ngăn ngừa lây nhiễm H7N9 ở người. WHO đang phối hợp với các đối tác của mình để phát triển vắc xin và một số sản phẩm hiện đang được thử nghiệm về hiệu quả và độ an toàn.
13. Có thể điều trị được bệnh nhân nhiễm H7N9 không?
Các thí nghiệm cho thấy rằng thuốc chống vi rút cúm, được gọi là thuốc ức chế neuraminidaza (như oseltamivir, zanamivir) đang có công hiệu chống lại H7N9 nhưng một loại kháng vi rút khác là adamantane thì không. Trong số những người nhiễm H7N9 ở Trung Quốc, một số người đã được điều trị sớm bằng các loại thuốc ức chế neuraminidaza đã giảm được bệnh tốt hơn những người được điều trị trễ.
14. Liệu Việt Nam có nguy cơ lây nhiễm vi rút H7N9 không?
Cho đến nay, chưa có trường hợp nào được báo cáo nhiễm vi rút H7N9 ở người hay gia cầm ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình này có thể nhanh chóng thay đổi do vi rút này đã phát hiện ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có chung biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam. Nếu gia cầm bị nhiễm vi rút từ Trung Quốc được vận chuyển vào các chợ ở Việt Nam, thì cả gia cầm và người ở Việt Nam cũng có nguy cơ bị lây nhiễm H7N9. Đó là lý do tại sao chính phủ Việt Nam đang phải cố gắng để kiểm soát các chợ gia cầm và lập kế hoạch khẩn cấp để ngăn chặn lây lan vi rút này nếu được phát hiện ở Việt Nam.
15. Vi rút cúm này có nguy cơ bùng phát thành dịch hay không?
Một loại vi rút cúm ở động vật mà có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người thì về lý thuyết có thể có nguy cơ tạo thành dịch. Tuy nhiên, hiện nay, loại vi rút này đang gây bệnh ở những người tiếp xúc với gia cầm hay môi trường nhiễm bẩn. Việc liệu vi rút H7N9 có thay đổi để dễ dàng lây nhiễm từ  người sang người và thực tế có tạo thành dịch hay không vẫn chưa được khẳng định.
16. WHO có khuyến cáo gì về việc đi lại bằng hàng không?
Cho đến nay WHO không khuyến cáo hạn chế đi lại, và WHO sẽ tiếp tục cập nhật khi có những thông tin mới.
17. Vai trò của WHO trong tình hình hiện nay là gì?
Từ khi xuất hiện loại vi rút này, WHO đã và đang thực hiện theo các Quy định về y tế quốc tế để cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho các quốc gia thành viên. WHO còn đang phối hợp với các đối tác quốc tế trong đó có các đối tác về thú y, nhằm điều phối hoạt động phản ứng y tế toàn cầu, kể cả việc đánh giá rủi ro, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình, hướng dẫn cho các cơ quan y tế và các cơ quan y tế kỹ thuật về những đề xuất việc giám sát, xét nghiệm, kiểm soát lây nhiễm và quản lý lâm sàng.
WHO sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia thành viên và các đối tác y tế quốc tế để chia sẻ, cập nhật thông tin.
II. CÚM A(H7N9) TRÊN GIA CẦM:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÚM GIA CẦM A(H7N9)


18. H7N9 có liên quan như thế nào với gia cầm?
Các nhà chức trách Trung Quốc đã chính thức công bố rằng họ phát hiện loại vi rút H7N9 ở các mẫu gia cầm thu được từ gà, vịt và chim bồ câu nuôi trong lồng tại các chợ gia cầm sống ở những nơi có người bị nhiễm. Ngoài ra, tỉnh Quảng Đông đã phát hiện vi rút ở gà trong các chợ gia cầm sống mà không có bất kỳ mối liên hệ nào với các trường hợp lây nhiễm ở người.
Những báo cáo trước đây về loại vi rút này trên động vật ở châu Á là từ các hoạt động giám sát năm 2008 ở nước Cộng Hòa Triều Tiên và Mông Cổ khi chủng H7N9 xuất hiện ở các loài chim hoang dã. Điều quan trọng cần lưu ý là các vi rút H7 và các chủng của nó (như H7N2, H7N6 và H7N7) đã được phát hiện ở gia cầm từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
19. Các loài chim hoang dã có bị ảnh hưởng không?
Chưa có bằng chứng nào về việc lây nhiễm loại vi rút H7N9 đặc biệt này ở các loài chim di trú hoang dã ở Trung Quốc. Những nỗ lực giám sát động vật hoang dã và lấy mẫu môi trường đang được tiến hành ở những vùng bị ảnh hưởng. FAO khuyến cáo không nên ăn thịt các loài chim hoang dã. Gia cầm và các loài vật nuôi khác nên cách ly với các loài chim hoang dã và các loài vật hoang dã khác.
20. Đâu là nguồn lây nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người?
Cho đến nay nguồn lây nhiễm vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, một số trường hợp nhiễm H7N9 ở người ở Trung Quốc đã được báo cáo là do tiếp xúc với gia cầm nuôi trong nhà.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện một chương trình giám sát sâu rộng đối với vật nuôi trên khắp cả nước để thu thập thêm thông tin.
Việc phân tích gen của các loại vi rút phát hiện được cho thấy có yếu tố nguồn gốc vi rút là từ loài chim, nhưng nguồn gốc chính xác của các trường hợp lây nhiễm ở người vẫn chưa được xác định.
21. Vi rút H7N9 khác với H5N1 như thế nào?
Một điểm khác biệt quan trọng giữa H5N1 và H7N9 là H7N9 không gây những dấu hiệu rõ ràng ở gà và các loài gia cầm như vịt, bồ câu và chim cút bị nhiễm. Không như H5N1 thường gây chết bất ngờ với số lượng lớn ở gia cầm, H7N9 thường lây lan âm thầm ở các loài gia cầm. Chỉ khi lây nhiễm sang người mới có các triệu chứng rõ ràng. Tính từ thời điểm xảy ra dịch đến nay, đã có hàng triệu con gia cầm bị lây nhiễm.
22. H7N9 lây lan như thế nào?
Những gì chúng ta biết về hình thức lây lan, lây nhiễm ở gia cầm và ở người của loại vi rút này còn ít. Hiện nay, chúng ta biết rằng các chợ gia cầm sống có vai trò quan trọng trong việc làm lây lan vi rút H7N9 vì họ nhận gia cầm, trứng và các loài gia cầm già từ các nơi khác nhau và phân phối chúng thông qua việc bán cho người tiêu dùng và đưa đến các nơi khác.
23. Có thể làm gì để ngăn chặn lây lan vi rút H7N9 ở Việt Nam?
Chính phủ các cấp, ban quản lý các chợ và người dân tham gia nhiều khía cạnh về kinh doanh gia cầm có thể phối hợp với nhau để ngăn chặn lây lan H7N9. Chính phủ đang thường xuyên giám sát các chợ gia cầm đầu mối và tiến hành kiểm dịch gia cầm.
Các chợ gia cầm mà phát hiện có H7N9 phải được vệ sinh và khử trùng kỹ để loại bỏ vi rút này. Ngay cả trong các chợ chưa phát hiện có H7N9, các chuyên gia khuyến cáo cũng nên có những ngày đóng cửa định kỳ, tạm thời đưa các gia cầm đi nơi khác và làm vệ sinh, khử trùng chợ thật kỹ.
24. Các cơ quan chức năng ở một nước đã bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm cần có những lưu ý gì?
Điều quan trọng là các nước như Việt Nam phải có hệ thống kiểm dịch thú y tốt để ngăn chặn, phát hiện và phản ứng nhanh chóng đối phó với sự tấn công của một tác nhân gây bệnh ở vật nuôi hay các nguy cơ khác. Các cơ sở phải kiểm dịch các vật nuôi sống, kiểm tra các sản phẩm từ vật nuôi. Các nhóm bác sĩ chẩn đoán cần được tổ chức tốt để tiến hành điều tra, xét nghiệm và thông báo cho các nhà quản lý biết khi có vấn đề và có biện pháp đối phó.
Các vi rút độc lực thấp khó có thể phát hiện ở chim bởi chúng chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh ở gia cầm. Những người nông dân cũng cần phát hiện các dấu hiệu bệnh không rõ ràng như giảm nhẹ số lượng trứng hay ăn ít. Công tác kiểm soát các chợ gia cầm sống cùng với các hoạt động vệ sinh và khử trùng ở chợ nên được thực hiện.
Trước kia, các nước bị nhiễm cúm gia cầm độc lực thấp đã dựa vào: i) giám sát trọng điểm; ii) an ninh sinh học được tăng cường ở cấp trang trại và chợ; và đôi khi iii) là việc sử dụng vắc xin có kiểm soát chất lượng. Một số nước đã đẩy lùi được các vi rút cúm gia cầm nhờ các cơ chế tiêu hủy và bồi thường.
25. FAO có đề xuất tiêm vắc xin cho gia cầm để kháng H7N9 không?
FAO cho rằng sẽ là vội vàng nếu khuyến cáo nên tiêm vắc xin cho gia cầm để chống lại cúm A(H7N9). Mức độ vi rút này lây lan ở động vật vẫn còn chưa rõ. Mặc dù hiện nay đã có bán các vắc xin trị vi rút H7 nhưng có nhiều thông tin là cần xác định xem các vắc xin đó có thể có hiệu quả đối với loại vi rút mới này không hay có cần phát triển một loại vắc xin khác hay không.
26. Có thể tiêm vắc xin kháng H7N9 cho gia cầm hay không?
Tại thời điểm này, không có vắc xin nào giúp gia cầm kháng được H7N9 cả.
27. Các cá nhân cần lưu ý những gì khi bán hay vận chuyển gia cầm?
Các nhà sản xuất, vận chuyển, buôn bán gia cầm và các đầu mối trung gian khác trong chuỗi giá trị gia cầm phải sử dụng các biện pháp an ninh sinh học tốt để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm loại vi rút này.
Người vận chuyển gia cầm sống phải sử dụng chuồng mà i) chỉ được sử dụng để vận chuyển gia cầm, và ii) có thể dễ dàng vệ sinh và khử trùng được. Tất cả các thiết bị được sử dụng để vận chuyển gia cầm sống phải được vệ sinh và khử trùng trước và sau khi vận chuyển.
Cán bộ thú y và các nhà cung cấp dịch vụ khác khi đi lại giữa các nơi có nguy cơ sẽ làm lây lan bệnh nếu không thực hiện các biện pháp an ninh sinh học tốt. Cán bộ thú y còn phải phổ biến việc sử dụng các biện pháp an ninh sinh học cho người nuôi gia cầm và những người khác mà họ tiếp xúc.
Ở cấp trang trại, cần áp dụng các biện pháp an ninh sinh học tốt. Các biện pháp này bao gồm: xây dựng hàng rào quanh trang trại, sử dụng nước và các nguồn thức ăn không nhiễm bẩn, sử dụng các chuồng gia cầm ngăn chặn được các loài chim hoang dã và động vật gặm nhấm, ngăn không cho công nhân làm việc ở đây nuôi gia cầm riêng, đảm bảo thay quần áo và giày dép khi đến và đi, đặt ra các thời gian nghỉ ngơi bắt buộc (như tối thiểu 1 ngày) giữa các lần đến trang trại nhằm tránh rủi ro làm trung gian lan truyền bệnh từ nơi này đến nơi khác; bắt buộc kiểm dịch đối với các loài mới đến hay trở về, nuôi các gia cầm riêng biệt và vệ sinh và khử trùng kỹ chuồng trại thường xuyên.
28. Đâu là các biện pháp vệ sinh thích hợp cần thực hiện tại các chợ bán gia cầm sống?
Để thực hiện đúng công tác vệ sinh tại các chợ gia cầm sống đòi hỏi phải có sự tư vấn và tham gia của tất cả các thành phần (ban điều hành chợ, các chủ sạp, chính quyền địa phương, dịch vụ thú y, dịch vụ sức khỏe cộng đồng và người bán hàng). Các chợ cần được vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
Nếu cần thì phải nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ như xây dựng sàn cứng, dễ chùi rửa, lắp đặt các hệ thống thải rác hiệu quả, hệ thống thoát nước và cấp nước đáng tin cậy. Chuồng phải dễ dàng vệ sinh.
Các chợ có hoạt động giết mổ gia cầm cũng phải tách biệt với chợ bán gia cầm sống. Hơn nữa, các chợ bán sỉ cũng phải tách biệt với các chợ bán lẻ, và từng loài gia cầm bán ở chợ phải được cách ly với nhau. Tại các chợ bán lẻ có giết mổ gia cầm, công nhân phải sử dụng quần áo và thiết bị bảo hộ mà có thể dễ dàng vệ sinh và khử trùng.
FAO hiện đang hỗ trợ cho nhiều nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng các chợ bán động vật sống.
29. Các chợ gia cầm sống có vai trò gì trong tình hình hiện nay?
Cần có nhiều thông tin hơn để hiểu được vai trò của các chợ gia cầm sống trong tình hình hiện nay.
Nhìn chung, các chợ gia cầm sống có thể có vai trò quan trọng trong việc nhận và phát tán vi rút cúm gia cầm. Thông tin hiện nay cho thấy rằng các chợ gia cầm sống có thể là nơi vi rút kết hợp lây lan giữa các loài kể cả người.
Do đó, FAO khuyến cáo tăng cường giám sát thường xuyên đối với các chợ gia cầm sống, đặc biệt lưu ý rằng đa số các ca lây nhiễm ở người đã phát hiện cho đến nay là có liên quan đến các chợ gia cầm sống. Nếu phát hiện gia cầm dương tính với vi rút tại các chợ này, phải đánh dấu để theo dõi ngược trở lại trang trại mà con gia cầm đó được xuất đi. Việc theo dõi ngược trở lại này cho phép các cơ quan chức năng: i) hiểu rõ hơn về phạm vi lây lan; ii) giúp xác định được nguồn lây nhiễm; và iii) xác định được và áp dụng các biện pháp kiểm soát hợp lý.
30. FAO đang làm gì?
FAO hiện đang theo dõi sát sao tình hình thông qua mạng lưới các văn phòng quốc gia, các trung tâm tham chiếu và các cộng tác viên khác.
FAO đang phối hợp với các đối tác quan trọng trong đó có WHO và Tổ chức sức khỏe động vật Thế giới (OIE). FAO và các nhà khoa học đang nghiên cứu các hệ quả của loại vi rút này để hiểu rõ hơn các thuộc tính và đảm bảo các cách tiếp cận chẩn đoán có thể giúp phát hiện biến thể mới của loại vi rút cúm này.
FAO đã xây dựng một website về H7N9 và đã đăng tải những hướng dẫn về giám sát, đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro do cúm A H7N9 đối với các nước bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Tại Việt Nam, FAO đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam phát triển kế hoạch quốc gia để sẵn sàng đối phó với H7N9 và vi rút cúm gia cầm nguy hiểm mà có thể lây lan sang người. FAO đang hỗ trợ thực thi các kế hoạch giám sát tại các chợ gia cầm sống chính để phát hiện sớm việc lây lan sang Việt Nam nhằm giúp chính phủ nước này có thông tin để đưa ra quyết định. Đồng thời, FAO đang hỗ trợ công tác truyền thông nguy cơ, tập trung tại các chợ có nguy cơ cao, nhằm vào các cá nhân có nguy cơ cao, tham gia kinh doanh và giết mổ gia cầm, FAO đang hỗ trợ xây dựng năng lực cho ngành thú y trong việc đối phó với H7N9.
31. FAO có đề xuất hạn chế thương mại tại thời điểm này hay không?
FAO đề nghị các nước nhập khẩu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo các hệ thống kiểm dịch để sàng lọc động vật sống, chứng nhận và kiểm soát hàng hóa. Các biện pháp này khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm và/hoặc các con vật khỏe mạnh, an toàn.
Việc hạn chế thương mại phải luôn được đánh giá dựa trên cơ sở liên quan đến mức độ rủi ro của các sản phẩm gia cầm cụ thể đối với mỗi quốc gia. Trong trường hợp H7N9 ở Trung Quốc, nguồn lây bệnh hay truyền bệnh của vi rút này vẫn chưa xác định được. Biết được những loài nào là tác nhân gây bệnh là điều quan trọng khi đối phó với các bệnh ở động vật, kể cả sử dụng biện pháp hạn chế thương mại.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập website:
WHO: http://www.who.int/influenza/human_animal_interface/faq_H7N9/en/
FAO: http://www.fao.org/ag/againfo/programmes/en/empres/H7N9/
Biên dịch: BS. Lê Xuân Thủy, Phòng Truyền thông - Chỉ đạo tuyến, Cục Y tế dự phòng
Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.