Hỏi:
Cho mình hỏi bé nhà mình gần 2 tháng tuổi rồi,theo lịch tiêm phòng thì tháng thứ 2 có phải tiêm ko?mình thấy có nơi tiêm có nơi ko tiêm,hoặc mỗi nơi tiêm một loại thuốc là sao?
Cho mình hỏi bé nhà mình gần 2 tháng tuổi rồi,theo lịch tiêm phòng thì tháng thứ 2 có phải tiêm ko?mình thấy có nơi tiêm có nơi ko tiêm,hoặc mỗi nơi tiêm một loại thuốc là sao?
Nick Facebook là July Moon
Đáp:
Lịch tiêm chủng mở rộng :
![]() |
Lịch Tiêm chủng mở rộng |
- Trẻ sơ sinh: Tiêm phòng lao: 1 mũi; Tiêm vacxin viêm gan B mũi sơ sinh (tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh)
- Trẻ 2 tháng tuổi: Uống vác xin phòng bệnh bại liệt lần 1; Tiêm vác xin phối hợp: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib mũi 1
- Trẻ 3 tháng tuổi: Uống vác xin phòng bệnh bại liệt lần 2; Tiêm vacxin phối hợp: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib mũi 2
- Trẻ 4 tháng tuổi: Uống vác xin phòng bệnh bại liệt lần 3; Tiêm vacxin phối hợp: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib mũi 3
- Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vacxin sởi mũi 1
- Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vacxin sởi mũi 2; Tiêm nhắc lại vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Như vậy, trẻ 2 tháng tuổi sẽ được tiêm : vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib để phòng 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, Viêm màng não mủ do Hib.
Các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng cần chú ý :
1, Khi đưa con đi tiêm chủng các bà mẹ cần chú ý mang theo phiếu hoặc sổ tiêm chủng. Đối chiếu “Quy định tiêm chủng” dán tại các điểm tiêm chủng với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế. Chỉ cho con em mình tiêm chủng khi nhận thấy cán bộ y tế đã thực hiện đúng các quy định về tiêm chủng. Các bà mẹ có trách nhiệm thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước, tiền sử dị ứng của cha mẹ. Đồng thời yêu cầu cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của Vac xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
2, Sau khi tiêm cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ. Sau khi tiêm chủng trẻ có một số hiện tượng như sốt, bố mẹ nên cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm (không dùng nước lạnh hoặc nước đá) nên dùng khăn lau mát toàn thân cho trẻ và đắp khăn ướt cho những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ khi trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như: quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái, khó thở sau khi tiêm.
Bác sĩ đa khoa