Hỏi:
"Bé 16 tháng tuổi mà thóp vẫn rất rộng, gần 3 đốt ngón tay.Như vậy có sao không bác sĩ ?"
Bùi Bảo Linh
Đáp:
Thóp giúp cho sự phát triển não bộ và xương sọ của trẻ. Thóp gồm có thóp trước và thóp sau. Sinh lý bình thường, thóp sau sẽ đóng vào khoảng 1-2 tháng tuổi, thóp trước đóng muộn hơn, vào khoảng từ 7-19 tháng tuổi.
Kích thước của thóp lúc 1 tháng tuổi sau sinh trung bình là 2,2 cm, lúc 12 tháng tuổi là 1 cm và kín dần theo thời gian. Đo thóp như thế nào cho dung?
Cách đo thóp thì Bác sĩ đa khoa sẽ minh họa cho bạn ở hình dưới đây.( đo hai chiều và cộng lại chia trung bình bạn nhé)
![]() |
Cách đo thóp trẻ - www.bacsidakhoa.net |
Chậm liền thóp có thể là biểu hiện thiếu Canxi và Vitamin D. Bạn cần chú ý cho cháu ra ngoài tắm nắng và cung cấp thêm các thức ăn giàu canxi cho cháu như sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hang ngày và cho uống thêm vitamin D2 5.000 - 10.000 đơn vị mỗi ngày trong 4 tuần.
Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp.
Thóp phập phồng hoặc căng lên có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ.
Thóp trũng là dấu hiệu của mất nước...
Vì vậy nếu bạn thấy trẻ có các biểu hiện kèm theo như da mồ hôi đêm, rụng tóc ở gáy thành hình vành khăn,…hoặc chậm phát triển tinh thần, vận động, vàng da kéo dài,... thì nên đưa trẻ đi khám nhé!
Bác sĩ đa khoa.